Món mì Somen của người Nhật – Nét văn hóa trong món ăn truyền thống

Món mì Somen của người Nhật – Nét văn hóa trong món ăn truyền thống

Cũng như Ramen, Soba, Udon hay Hiyamugi, mì Somen là một trong những loại mì truyền thống của đất nước mặt trời mọc này. Với những ai đã quá quen thuộc với văn hóa ẩm thực của người Nhật thì chắc hẳn sẽ không xa lạ. Ở Việt Nam không khó để các bạn có thể tìm thấy món mì Somen này ở các siêu thị. Sau khi mua về mọi người có thể chế biến theo sở thích. Ngoài ra các bạn cũng có thể thưởng thức món mì Somen ở các nhà hàng Nhật Bản trên đất nước Việt Nam.

Somen là một loại mì rất phổ biến trên đất nước Nhật Bản

Có nhiều loại mì khác nhau. Ví như mì Udon chẳng hạn, loại này được cắt ra. Hay mì spaghetti của Ý, cái này cần phải tạo khuôn nhưng Somen thì mỏng hơn và dài hơn nhiều”. Somen là một loại mì rất phổ biến trên đất nước Nhật Bản và còn được biết đến với cái tên “mì lạnh” hay mì máng tre (một cái tên mà chính người Việt đặt cho món ăn này bởi cách thức thưởng thức mới lạ của nó).

Yamamoto Taharu, chủ của hàng cửa hàng của nhà máy này cho biết: “Mì Somen là một loại mì lâu đời và được cho là có xuất sứ từ Trung Hoa (một đất nước rất nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú và đa dạng) truyền vào Nhật Bản cách đây 1200 năm. Nhưng chính người Nhật đã biến tấu món ăn này theo một cách riêng, phù hợp với văn hóa cũng như khẩu vị của riêng người dân xứ sở hoa Anh Đào“.

Hình dáng mì Somen

Có đường kính không quá 1.3 mm. Làm bằng bột mỳ và nước muối. Món mì Somen là loại mỳ được trình bày cầu kì với rất nhiều các hưong vị khác nhau tuỳ thuộc vào khẩu vị của người ăn khi chế biến. Mì sợi mỏng, dài được bày trong những chiếc bát thuỷ tinh, khi ăn được chan với nước đá kèm theo chút rau xanh, các loại củ quả hay các loại thịt khác nhau. Mỳ được ăn bằng đũa tre xanh mới chuốt. Đưa đũa mỳ lên miệng ta có cảm giác như mùa hè đang trôi vào tận gan ruột.

Món mỳ Somen là loại mỳ được trình bày cầu kì với rất nhiều các hưong vị khác nhau
Món mỳ Somen là loại mỳ được trình bày cầu kì với rất nhiều các hưong vị khác nhau

Đường kính chính là đặc điểm phân biệt của Somen với hai loại mỳ dày hơn là hiyamugi và mỳ udon Nhật Bản (đều làm từ bột mỳ). Somen đường tạo hình bằng cách kéo dãn bột như một số loại mì Udon.

Quá trình làm mỏng và kéo dài các sợi mì cần phải qua tới 30 bước khác nhau trong 36 giờ đồng hồ. Sau đó,mì còn phải giữ trong kho 1 đến 2 năm để chín và ngấu, sau đó mới được mang ra ăn. Nó được dùng để chế biến rất nhiều loại mì tạo nên sự đa dạng trong ẩm thực Nhật Bản nói chung và các món mì Nhật Bản nói riêng.

Nguyên liệu chế biến mì somen

  • Hành lá
  • Gừng
  • Mù tạt
  • Bột ngọt cá
  • Trứng cút
  • Rong nho
  • Nước dùng nấu từ phổ tai và cá của Nhật
  • Mirin (rượu nấu với đường của Nhật)
  • Nước tương đặc trưng của Nhật
  • Mì somen

Các bước thực hiện món mì somen

1. Cách nấu mì Somen

  • Luộc trong khoảng 2-3 phút để mì chín. Để lửa to, dùng đũa khấy nhẹ, khi mì sôi đầy bọt thì hạ lửa để không bị trào.
  • Vớt mì ra cho ngay vào tô đá để mì không bị nở.

2. Cách làm nước sốt

  • 5 muỗng nước dùng nấu từ phổ tai và cá
  • 1 muỗng Mirin
  • 1 muỗng nước tương đặc trưng của Nhật
  • ¼ muỗng bột ngọt cá
  • Cho các nguyên liệu trên vào một cái chảo nhỏ, đun lửa nhỏ và khuấy đều hỗn hợp cho độ tan vừa tới.

3. Món thêm đi kèm nước sốt

  • Gừng, hành lá, trứng cút, mù tạt.

4. Thành quả món mì somen lạnh kiểu Nhật

Thành quả món mì somen lạnh kiểu Nhật
Thành quả món mì somen lạnh kiểu Nhật

Đến đây thì các bạn chỉ còn việc thưởng thức món mì mát lạnh hấp dẫn theo phong cách Nhật rồi!

Xem thêm: Đậu phụ Tứ Xuyên – Món Trung Hoa với hương vị không lẫn đâu được

Nguồn: amthuc365.vn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *