Những cách làm bánh thốt nốt Kiên Giang đơn giản mà ngon

Những cách làm bánh thốt nốt Kiên Giang đơn giản mà ngon

Khi rảnh, bạn nên thử món bánh thốt nốt Kiên Giang sau đây. Bánh thốt nốt là đặc sản của vùng đất này. Loại bánh này được làm từ bột gạo, nước và trái thốt nốt. Các nguyên liệu trên hòa quyện với nhau, tạo thành món bánh đặc trưng của vùng đất Kiên Giang. Món ăn này đã hấp dẫn biết bao thực khách khi đến đây tham quan và du lịch. Vì đặc trưng chỉ có ở vùng Kiên Giang, nên thường khách hay mua để làm quà biếu bạn bè khắp nơi.

Bài viết này sẽ trình bày một số thông tin hữu ích dành cho người yêu bếp. Đó là công thức làm món bánh thốt nốt Kiên Giang mà người sành ăn bắt buộc phải biết. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có được những thông tin bổ ích.

Quả thốt nốt – nguyên liệu chính làm ra món bánh thốt nốt

Thực ra, nhắc đến món đặc sản ở Kiên Giang thì người ta nghĩ ngay đến bánh thốt nốt. Loại bánh bình dị, dân dã này gây thương nhớ cho biết bao thực khách khi đến đây tham quan và du lịch.

Không phải ngẫu nhiên mà bánh thốt nốt được nhiều du khách trong và quốc tế yêu thích khi lần đầu thưởng thức. Bà con Kiên Giang với bí quyết gia truyền của mình đã tạo nên món bánh mang dư vị đậm đà, đậm chất quê hương, các nguyên liệu đặc trưng của địa phương.

Loại bánh này được làm từ các nguyên liệu chính như: bột gạo, nước thốt nốt, trái thốt nốt. Sự hòa quyện tinh tế của các nguyện liệu trên đã cho ra món bánh thốt nốt trứ danh, nức tiếng trên mảnh đất Kiên Giang. Ngoài ra Kiên Giang không chỉ có duy nhất bánh thốt nốt là đặc sản, ở nơi đây còn có rất nhiều món đặc sản nổi tiếng khác.

Các bạn có thể tham khảo thêm tại: đặc sản của tỉnh Kiên Giang. Ở mỗi vùng của tỉnh Kiên Giang lại có những cách làm bánh khác nhau.

Quả thốt nối là nguyên liệu làm nên loại bánh đặc sản này!
Quả thốt nối là nguyên liệu làm nên loại bánh đặc sản này!

Những cách làm bánh thốt nốt Kiên Giang

Với cách 1:

Để làm bánh thốt nốt, khâu chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu là vô cùng quan trọng nó quyết định đến hương vị của món bánh.

Đầu tiên chúng ta phải chọn loại gạo thật ngon, hạt to, chắc, không bị nát sau đó xay thành bột nước rồi ủ qua đêm để bột lên men.

Sáng mai thức giấc, chúng ta sẽ lấy bột thốt nốt trộn với nước thốt nốt và cơm thốt nốt thật đều. Lấy lá chuối cuốn hỗn hợp này theo hình chữ nhật rồi bỏ vào nồi hấp.

Đợi khi bánh chín, hương bánh bốc ra ngào ngạt. Chỉ cần mở lá bánh ra là chúng ta có thể thưởng thức ngay. Món bánh thơm ngon và độc đáo này. Vị bánh mềm, vỏ bánh vàng óng gây thương nhớ cho bất cứ ai khi lần đầu thưởng thức.

Rất đơn giản.

Thực ra có nhiều cách để làm ra bánh thốt nốt Kiên Giang.
Thực ra có nhiều cách để làm ra bánh thốt nốt Kiên Giang.

Món bánh thốt nốt trứ danh của tỉnh Kiên Giang

Đối với cách 2:

Cách này được nhiều người dân Kiên Giang áp dụng để làm bánh thốt nốt hơn.

Các nguyên liệu chính cần được chuẩn bị là: gạo, đường cát, nước dừa, trái thốt nốt già. Bước đầu tiên, chúng ta sẽ lấy trái thốt nốt già chà vào rổ sao cho thật nhuyễn, sau đó bà con chắt lấy nước thốt nốt trộn với gạo, đường cát, nước dừa. Sau đó đem xay nhuyễn và ủ qua đêm.

Người dân sẽ lấy lá chuối hoặc lá dừa để gói bánh, bên trên bánh rắc một lớp sợi dừa để tạo độ béo ngậy và hương thơm cho bánh.

Bánh thốt nốt được đặt trong xửng hấp cho tới khi chín thì vớt ra, bánh tỏa hương thơm phức, màu vàng ươm bắt mắt.

Thế là xong.

Thông tin thêm về món ăn

Thực ra, dù được chế biến theo cách nào đi chăng nữa. Bánh thốt nốt vẫn giữ được trong mình những nét hấp dẫn riêng về hương vị. Bánh sau khi được hấp để nguội sẽ ngon hơn rất nhiều. Đến các chợ vào buổi sáng sớm. Nhìn cả khu chợ được nhuộm màu vàng ươm của bánh thốt nốt. Chắc chắn sẽ để lại kỉ niệm khó quên trong lòng du khách.

Nhờ sự nổi tiếng, bánh thốt nốt thường được bày bán ở nhiều nơi. Các lễ hội ẩm thực lớn được tổ chức quy mô cả nước. Với hương vị tuyệt vời của mình. Bánh được nhiều người đón nhận và yêu thích. Khi ăn một cái thì khách muốn ăn cái thứ 2. Và mua về làm quà cho người thân trong gia đình.

Hiện nay ở Kiên Giang đang có chính sách để duy trì nghề làm bánh thốt nốt. Họ coi đây là giá trị văn hóa ẩm thực, mang nét truyền thống đặc trưng của vùng Kiên Giang máu lửa.

Nhờ sự nổi tiếng, bánh thốt nốt thường được bày bán ở nhiều nơi.
Nhờ sự nổi tiếng, bánh thốt nốt thường được bày bán ở nhiều nơi.

Thông tin thêm về thốt nốt

Thốt nốt thuộc cây thân thẳng. Thoạt nhìn trông giống cây cọ ở trung du Bắc Bộ nước ta. Hay gần giống với cây dừa, cao đến 30m và có tuổi thọ trung bình đến 20 – 30 năm, thậm chí là 100 năm. Mỗi cây thốt nốt cái cho khoảng 50 – 60 quả và cây thốt nốt đực không có quả.

Vỏ quả thốt nốt có màu đen, chia thành nhiều múi và phần thịt bên trong trắng ngần, có vị bùi và béo.

Quả thốt nốt già ăn cứng hơn, phần thịt có màu vàng và mùi thơm như mít chín. Thường được đem đi giã thành bột trắng như bột gạo nếp để làm bánh ú, bánh tôm hay làm chè.

Để tham khảo những thông tin cần thiết khác, bạn có thể truy cập: Ẩm thực miền Nam.

Nguồn: Monngonnambo.net

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *