Bí quyết chăm sóc răng miệng cho trẻ em bị sâu răng

Bí quyết chăm sóc răng miệng cho trẻ em bị sâu răng

Tục ngữ có câu “Cái răng, cái tóc là góc con người”. Hàm răng không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Nhưng lại là bộ phận bị tổn hại sớm nhất do những thói quen xấu hàng ngày gây ra.

Trẻ nhỏ cũng có nguy cơ bị bệnh sâu răng như những trẻ lớn hơn hoặc người trưởng thành. Việc chăm sóc răng cho trẻ cần phải được bắt đầu từ lúc mới sinh. Tập cho chúng thói quen vệ sinh răng miệng sớm. Việc đó giúp cho bé có hàm răng khỏe mạnh.

Những ảnh hưởng khi trẻ mắc bệnh răng miệng

Bí quyết chăm sóc răng miệng cho trẻ em bị sâu răng
Trẻ em bị sâu răng có thể dẫn đến biếng ăn và suy dinh dưỡng

Khi mắc bệnh răng miệng, miệng trẻ thường bị hôi, ăn uống kém. Do đó, trẻ dễ bị biếng ăn, nặng hơn có thể gây mất ngủ. Khi để tình trạng kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. 

Khi bị nhiễm khuẩn ở răng miệng sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn ở các bộ phận khác như: viêm họng, viêm mũi, viêm xoang hay gây viêm các cơ quan xa hơn như: tim, thận, khớp.

Ngoài ra, khi cơ thể thiếu các yếu tố vi lượng cũng ảnh hưởng đến quá trình mọc răng. Các yếu tố vi lượng như thiếu vitamin C gây chảy máu lợi do thành mạch yếu. Khi thiếu vitamin D gây rối loạn chuyển hóa xương khiến răng mọc chậm. Thiếu canxi, flour sẽ làm cho răng yếu và dễ bị sâu.

Sâu răng là gì?

Sâu răng là một loại bệnh, làm giảm các chất vô cơ và hữu cơ ở men và ngà răng. Khi các chất giảm dần sẽ tạo thành lỗ sâu. Nguyên nhân gây bệnh sâu răng là vi khuẩn, đường trong thức ăn 

Triệu chứng sâu răng ở trẻ em là gì? 

Bí quyết chăm sóc răng miệng cho trẻ em bị sâu răng
Khám định kỳ cũng là một trong số những cách để phòng ngừa sâu răng

Thông thường sẽ rất khó để có thể nhận biết. Vì khi các lỗ sâu răng xuất hiện thì bệnh đã tiến triển được một thời gian dài. Khi thấy đau là dấu hiệu sâu răng đã bước sang giai đoạn trầm trọng.

Nếu răng sâu không được hàn thì răng tiếp tục bị phá hủy. Lúc đó, lỗ sâu lớn dần và vào đến tủy. Khi đó, bệnh nhân có thể đau nhức dữ dội và không ăn cũng đau. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng khác như viêm quanh cuống răng hoặc áp xe. Nếu nặng có thể hình thành trong xương gây viêm mô tế bào, viêm xương, viêm hạch….

1. Viêm lợi

Viêm lợi khiến bệnh nhân có cảm giác ngứa lợi, khó chịu. Ngoài ra, khiến cho lợi sưng đỏ, dễ chảy máu khi chạm vào. Trẻ ở tuổi mọc răng cũng rất hay viêm lợi, lợi đỏ, ngứa , chảy rãi . 

Trẻ hay cho tay hoặc các vật lạ vào miệng để cắn, mệt mỏi, mất ngủ, biếng ăn…và có thể sốt khoảng 38 độ C, có hạch dưới hàm.

2. Bệnh viêm quanh răng

 Khi bệnh viêm lợi phát triển mạnh sẽ hình thành nên bệnh viêm quanh răng . Lợi sẽ dần dần tụt khỏi răng làm nên những túi lợi sâu. Lúc này, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Thêm vào đó, bệnh còn làm cho xương và dây chằng bao bọc quanh răng cũng bị tiêu huỷ dần. Khiến cho răng không có chỗ dựa, trở nên lung lay và rụng. 

Một số dấu hiệu của bệnh viêm quanh răng: hôi miệng, đỏ lợi, chảy máu lợi, cảm giác đau khi nhai,…

3. Bệnh chảy máu chân răng

Khi chăm sóc vệ sinh răng không tốt dẫn đến viêm lợi. Ngoài ra, khi đánh răng không đúng cách sẽ làm tổn thương lợi…

Dấu hiệu : chân răng sưng, đỏ, đau. Khi nói miệng có mùi hôi, chân răng sưng, răng dễ lung lay, 

Cách phòng bệnh

Bí quyết chăm sóc răng miệng cho trẻ em bị sâu răng
Chải răng thật kỹ để bảo vệ răng miệng chắc khỏe

Chải răng thật kỹ để trẻ không bị sâu răng 

Chọn bàn chải vừa miệng, giúp đưa bàn chải vào miệng dễ dàng. Chọn lông bàn chải không mềm quá hoặc cứng quá. Nên chải răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và chải đủ ba mặt răng: mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai. 

Hạn chế dùng đường

Đối với mọi lứa tuổi không nên ăn nhiều đường. Không nên cho trẻ ăn bánh kẹo trước lúc đi ngủ hay trước bữa ăn. Không để trẻ ăn vặt nhiều mà nên ăn thành bữa. Sau khi ăn xong phải súc miệng và đánh răng ngay.

Khám định kỳ

Nên cho trẻ đi khám răng 6 tháng 1 lần. Khám răng đều đặn sẽ giúp phát hiện những răng chớm bị sâu để điều trị sớm. Mặt khác, cần tránh cho trẻ những thói quen gây nguy hại cho răng. 

Xem thêm: Để có đủ sữa cho con bú các bà mẹ nên làm gì? Kinh nghiệm hữu ích

Nguồn: viendinhduong.vn 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *