Rêu suối lại là một đặc sản của người dân vùng cao

Rêu suối lại là một đặc sản của người dân vùng cao

Người dân tộc miền núi có những món ăn rất đặc biệt. Không chỉ được chế biến bằng nguyên liệu rất riêng. Cách chế biến của họ cũng không vùng nào khác có thể pha lẫn được. Nó tạo thành nét văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây. Có những nguyên liệu chúng ta nghĩ nó không thể dùng để nấu ăn. Nhưng qua cách chế biến của họ nó lại trở thành món ăn ngon, rất hấp dẫn. Trong đó có các món ăn làm bằng rêu suối. Đây là một nguyên liệu ít khi được sử dụng. Nhưng rêu suối lại là một đặc sản của người dân vùng cao. Hương vị đặc biệt, cách chế biến khác lạ rất thu hút các thực khách nếm thử. Xem bài viết để xem những món ăn được chế biến từ rêu suối.

Ẩm thực Tây Bắc vô cùng phong phú và hấp dẫn. Và khi nhắc tới người ta thường nghĩ tới các món ăn nổi tiếng như thịt gác bếp, cơm lam, măng rừng, lợn cắp nách,… Tuy nhiên có một món đặc biệt ở vùng đất này mà không phải ai cũng biết. Nó được ví như đặc sản “trời ban” . Và rêu suối chính là đặc sản của người dân nơi đây.

Đặc điểm của rêu suối

Rêu suối là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày hay xuất hiện trong những dịp lễ, Tết của đồng bào dân tộc Thái, Tày ở các tỉnh như Sơn La, Yên Bái, Hà Giang,… Ở mỗi nơi, rêu đá lại có hương vị và cách chế biến riêng nhưng vẫn là “thức quà” từ nhiên nhiên không chỉ bà con vùng Tây Bắc yêu thích mà còn “được lòng” cả thực khách gần xa.

Rêu suối là đặc sản của dân tộc Thái
Rêu suối là đặc sản của dân tộc Thái

Rêu chỉ mọc vào mùa thu đông khi nước sông suối trong xanh. Rêu mọc tự nhiên bám trên bề mặt những tảng đá to nhỏ khác nhau ở những khúc suối nước chảy xiết, với độ nước nông khoảng từ chân đến đầu gối, còn ở chỗ nước sâu, nước tù thì ít mọc rêu, có mọc thì rêu cũng không được sạch vì dính nhiều sạn cát.

Cách nhặt rêu suối

Phụ nữ Thái mới đi hái rêu về làm cho cả gia đình ăn. Bởi vì theo quan niệm của họ thì công việc nội trợ thường là chị em phụ nữ làm. Chị em bản trên xóm dưới thường rủ nhau ra suối hái rêu khi mà mùa rêu mọc đã tới.

Ca lếp hay còn gọi là cái ếp là vật dụng họ sẽ đeo bên hông. Việc nhặt rêu cũng rất tế nhị. Dù có bao nhiêu người cùng đi, họ sẽ dàn hàng ngang vừa cúi nhặt rêu. Họ vừa đi vừa vừa trò chuyện hết sức rôm rả, cho đến khi lên tới thượng nguồn. Như vậy để tránh người đi trước làm nước đục cho người đi sau. Ngoài ra  cũng tránh trường hợp người đi trước nhặt hết phần của người sau. Đây là nét văn hóa sống đáng quý của người dân nơi đây.

Tính kiên trì là những gì người nhặt rêu cần phải có. Một tay nhặt rêu, một tay giữ rêu, cứ nhặt được đầy nắm tay thì vắt nước đi, bỏ rêu vào ếp đeo. Các thao tác phải làm liên tục thì mới thu hoạch được nhiều rêu.

Chia sẻ về cách nhặt rêu

Chị Tòng Thị Vinh, người dân bản Mòng, xã Hua La, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La cho biết: “Nhặt rêu từ suối về rồi dùng chày gỗ, hoặc khúc gỗ bằng chuôi dao để đập dập rêu nhiều lần trên mặt tảng đá to, sạch, mặt thớt cứng, hoặc nơi bến nước sạch của bản. Sau đó nhặt sạch rác rưởi, rồi dùng xàng, rổ, rá để đãi sạch những sạn cát bám trong rêu thì mới bắt đầu chế biến món rêu theo nhiều cách khác nhau”.

Vài năm gần đây, cứ đến mùa lại ra suối thu hoạch rêu về ăn và đem bán là chia sẻ của chị Nguyễn Thị Lài (sinh sống tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái). Theo chị chia sẻ thì nên hái rêu ở những bãi rêu lớn. Vì ở đó rêu vừa nhiều, vừa ngon. Khi vớt rêu phải đứng ở dưới suối rồi tiến dần lên trên. Như vậy có thể tránh làm đục nước. Vì nước đục sẽ khó nhìn thấy rêu. Cũng như bạn không thể làm cát sạn dính vào rêu suối.

Rêu suối được năm thành cục
Rêu suối được năm thành cục

Khoảng thời gian sống của rêu chỉ sống khoảng một tuần. Vì vậy đến mùa rêu mọc được 3-4 ngày thì phải ra vớt ngay. Khi ấy rêu đang ở thời kỳ mọc tốt nhất và non. Rêu sẽ chuyển trắng nếu thu hoạch chậm. Và lúc đó không còn ăn được nữa. Đó là những chia sẻ những thông tin của chị về khoảng thời gian nên nhặt rêu suối.

Các món ăn làm từ rêu suối

Chày giã rêu
Chày giã rêu

Có rất nhiều món ăn ngon như rêu nướng, canh rêu, rêu xào tỏi, nộm rêu… được làm từ rêu suối. Mỗi món lại có cách chế biến khác nhau, mang đến những hương vị đặc trưng riêng, tạo nên thương hiệu rêu suối là một đặc sản vùng cao.

Canh rêu

Món canh rêu là món ăn vô cùng bổ dưỡng. Rêu sau khi sơ chế sạch sẽ được cắt thành từng đoạn nhỏ. Sau đó thả vào nước luộc gà hoặc xương hầm. Lúc chín tới tạo nên hương thơm hấp dẫn của mùi rêu kết hợp với nước hầm. Thực sự rất tuyệt vời nếu được thưởng thức bát canh rêu đá nóng hổi trong tiết trời se lạnh. Nét ẩm thực độc đáo nơi vùng cao Tây Bắc sẽ được các thực khách cảm nhận qua hương vị này.

Nộm nêu

Món nộm sẽ được bà con dân tộc làm với những mẻ rêu non. Rêu sau khi được làm sạch thì cho vào chõ đồ cho chín tới. Tiếp đó các gia vị như gừng, mùi, mắc khén, muối, mì chính sẽ được trộn cùng với rêu được đồ chín. Có thể cho thêm ớt giã nhỏ nếu muốn ăn cay hơn. Chỉ cần trộn đều tất cả là đã có ngay món nộm rêu thơm ngon, hấp dẫn. Đây là một món ăn ngon mà vô cùng đơn giản.

Rêu nướng

Dù được chế biến thành nhiều món nhưng ngon nhất, đặc trưng nhất phải kể tên món rêu nướng (hay còn gọi là rêu pho). Đầu tiên rêu được nêm nếm với các loại rau thơm và gia vị rồi gói vào lá chuối hoặc lá dong rồi kẹp tre. Sau đó nướng trên bếp than hồng để chín được rêu bên trong.

Món rêu nướng
Món rêu nướng

Bước quan trọng khi nướng là không được để rêu quá gần ngọn lửa. Như vậy tránh để rêu cháy, chảy gia vị ra ngoài hay dính tro bếp. Thỉnh thoảng phải xoay chiều gói rêu để các mặt đều được tiếp xúc đủ lửa, giúp rêu bên trong chín đều. Khi phần vỏ hơi cháy xém là rêu chín, dậy mùi thơm phức. Rêu nướng được ăn kèm với cá suối nướng, thịt lợn, thịt gà,… Và đặc biệt phải dùng ngay khi còn nóng.

Chia sẻ về cách chế biến rêu suối

Chị Tòng Thị Vinh cho biết thêm phải có các gia vị như hành há, hành củ, tỏi, rau húng, thì là, xả, gừng, mắm muối mỳ chính trộn đều hỗn hợp vào nhau thì mới có được một gói rêu ngon. Đặc biệt là không thể thiếu mắc khén. Đây là gia vị đặc biệt của người vùng cao, làm cho rêu thêm cay nồng hăng hăng đậm đà nhất. Còn lá gói dùng lá chuối. Tuy nhiên chị chia sẻ thì dùng lá gói bánh chưng để nướng vẫn là thơm ngon nhất.

Cảm nhận của thực khách

Không quên cảm giác lần đầu tiên được thưởng thức các món ăn chế biến từ rêu suối khi tới Yên Bái là chia sẻ của anh Trần Huy (đến từ Hà Nội). Theo anh chia sẻ khi chín, rêu không còn giữ được màu xanh lá lạ mắt. Tuy nhiên khi ăn rất lạ miệng, có vị thơm ngon, rất khó quên.

Theo cảm nhận của anh thì rêu mềm, có hương vị riêng, bùi bùi, thoang thoảng cả vị của nước suối. Anh cảm thấy ăn một lần vẫn nhớ mãi. Nhưng với anh món ăn ngon thích nhất món nộm rêu. Anh có chia sẻ thêm là đã mua vài cân rêu về làm quà cho cả nhà. Khi ăn thì cả nhà ai ăn cũng khen ngon và thích thú với món ăn đặc biệt này.

Chị Phạm Thu Nga (đến từ Hải Phòng) “phải lòng” món đặc sản khi may mắn được thưởng thức rêu nướng ở Hà Giang 2 năm trước. Là lần đầu tiên nhưng chị cảm thấy nhớ mãi. Có khi thèm rêu nướng quá, chị lại bắt xe khách lên Hà Giang chơi vài ngày để được thưởng thức hương vị của món ăn này. Qủa thực rêu suối là một đặc sản làm say đắm lòng người.

Vừa mở gói rêu nóng hổi ra đã nức mùi thơm từ các loại nguyên liệu hòa trộn với nhau. Theo chị Nga cảm nhận vị rêu rất lạ. Tuy nhiên khi được đi kèm với mùi thơm hạt dổi, chút cay cay của hạt tiêu rừng thìmón ăn thêm đậm vị hơn.

Rêu suối trở thành nguyên liệu phổ biến

Ngày nay món rêu không chỉ phục vụ bữa ăn hàng ngày của gia đình. Người dân đồng bào Thái giờ cũng đã biết hái rêu mang ra bày bán tại các chợ phiên, chợ cóc ven đường. Thường bà con sẽ nặn rêu thành từng bánh hình tròn, mỗi bánh rêu nặng khoảng trên dưới 1 kg. Gía bán trung bình cho mỗi bánh như vậy dao động từ 15.000-20.000 đồng tuỳ từng vùng miền. Các món chế biến từ rêu cũng được nhiều nhà hàng ẩm thực dân tộc Thái đưa vào làm thành một trong những món ăn phục vụ du khách. Khiến du khách có những trải nghiệm đáng nhớ với hương vị nơi đây.

Bán rêu suối cho thực khách
Bán rêu suối cho thực khách

Có lẽ cũng vì thế, cho dù đời sống bây giờ khấm khá hơn với nhiều món ăn hấp dẫn, rêu suối là một đặc sản, món ăn dân dã được người Thái Tây Bắc rất ưa chuộng.

Xem thêm những đặc sản trong văn hóa ẩm thực Việt tại đây.

Nguồn: Dulichvietnam.com.vn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *