Món ăn Việt dân dã, bình dị và mang đậm bản sắc dân tộc

Món ăn Việt dân dã, bình dị và mang đậm bản sắc dân tộc

Ẩm thực Việt Nam nổi tiếng với sự mộc mạc, đơn giản nhưng vô  cùng hấp dẫn. Các món ăn của Việt Nam tuy không có sự sang chảnh, cầu kỳ như các nước phương Tây. Nhưng món ăn Việt dân dã bình dị và mang đậm bản sắc dân tộc. Mỗi một hương vị trong món ăn đều thể hiện nét văn hóa trong tập tục sống của người Việt. Dù không quá cầu kỳ nhưng để nấu được một món ăn ngon đều cần sự tinh tế. Tinh tế trong cách chế biến, trong việc lựa chọn nguyên liệu. Những món ăn Việt đều khiến bao du khách mê tít, gật gù khi thưởng thức. Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn thấy nét dung dị, dân dã trong từng món ăn. Nhưng cũng giải thích lí do tại sao nó vẫn rất được yêu mến.

Gà chi Quy Nhơn

Hải sản ở Quy Nhơn từ lâu đã nổi tiếng với vô vàn những món ăn đặc sản. Những món ăn tuy dân dã nhưng mang đậm hương vị bản địa. Giá cả rất phải chăng nhưng hải sản ở đây luôn tươi ngon. Tuy nhiên, ở Quy Nhơn có nhiều hơn như thế. Lâu ngày và đã ăn quá nhiều hải sản thì bạn hãy thử đổi vị bằng món ăn khác. Và món ăn nổi tiếng bên cạnh hải sản là món gà chi trứ danh. Quanh khu vực quốc lộ 1D nối TP Quy Nhơn (Bình Định) với thị xã Sông Cầu (Phú Yên) là nơi bán món đặc sản này.

Món ăn đặc sản dân dã này có tên gọi độc đáo. Do trước kia có một quán nước địa phương nảy sinh ra ý tưởng kinh doanh các món ăn từ gà. Thời gian đầu, không thể chế biến gà sẵn được do quán rất vắng khách.

Gà chi Quy Nhơn nức tiếng gần xa
Gà chi Quy Nhơn nức tiếng gần xa

Chẳng có cách nào chủ quán cứ để cả bầy gà trong chuồng. Nếu có khách tới thì ngắm nghía, “chấm” con gà nào thì chi việc chi con đó. Tiếp đó quán sẽ bắt nó đi làm thịt hấp hành, chiên mắm, nấu lá giang… Món gà sẽ ăn kèm xôi chiên, cháo, hoặc cơm đều rất ngon. Và rồi dần dần, cái tên gà chi gắn liền với kiểu kinh doanh ẩm thực rất thú vị đặc biệt.

Bánh canh Ruộng Đà Nẵng

Bánh canh ruộng ở Đà Nẵng là món ăn dân dã thiếu sót nếu không được nhắc tới. Nằm ở dưới dưới chân cầu Thuận Phước là có quán bán bánh canh độc đáo này. Lý do cho tên gọi khá đơn giản. Do Trước đây, quanh khu vực này còn hoang sơ, nhiều ruộng. Vì thế nên các tín đồ ẩm thực Đà Nẵng đã đặt tên gọi cho quán là “bánh canh ruộng”. Đây là tên gọi để dễ nhận biết, khác với các loại bánh canh khác.

Nếu đã đến quán một lần bạn sẽ thấy thực đơn của quán phong phú. Quán có đủ loại bánh canh chả cá, bánh canh cua, bánh canh cá lóc, bánh canh xương… Và bạn có thể thoải mái lựa chọn tùy theo sở thích của mình. Điểm nhấn của món đặc sản dân dã này là cách chế biến đơn giản. Rất đậm đà hương vị truyền thống làng chài.

Bánh canh Ruộng
Bánh canh Ruộng

Đặc biệt giá của tô bánh canh khá dễ chịu. Một tô bánh canh này còn có mức giá rất bình dân chỉ từ 9.000-20.000 đồng mà thôi. Nhờ lí do đó quán lúc nào cũng đông khách. Nếu có dịp du lịch Đà Nẵng đừng quên dành chút thời gian ghé quán vào khung giờ từ 15h đến 22h. Chắc chắn hương vị hấp dẫn của nó sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên.

Bánh xèo Quảng Ngãi

Với những tín đồ đam mê ẩm thực thì bánh xèo là một món đặc sản dân dã quen thuộc. Món ăn này có mặt ở mọi miền tổ quốc với những cách chế biến và nguyên liệu khác nhau tạo nên những phiên bản đặc sắc hấp dẫn riêng biệt. Và bánh xèo Quảng Ngãi nổi bật trong số đó.

So với bánh xèo của các vùng miền khác, bánh xèo Quảng Ngãi có phần nhỏ hơn. Nó được đúc giòn hoặc đúc mềm tùy theo yêu cầu của thực khách, vỏ bánh vàng ươm với phần nhân thường có giá đỗ, hành lá kèm hải sản, thịt lợn hoặc thịt bò. Hấp dẫn không thể bỏ qua.

Bánh xèo phải ăn kèm với rau sống
Bánh xèo phải ăn kèm với rau sống

Khuôn đúc bánh có đường kính khoảng 20cm. Theo kinh nghiệm của người dân địa phương thì khuôn bánh đúc dùng càng lâu thì bánh đúc ra càng ngon, không bị dính và cháy. Món đặc sản dân dã này mà ăn kèm với chuối cắt lát, dưa leo, rau thơm, rau xà lách, diếp cá,… chấm với nước mắm pha ớt. Và càng không cưỡng lại được nếu có thêm món tỏi Lý Sơn.

Mít thấu Quảng Trị

Nếu một lần ghé qua Quảng Trị, ắt hẳn nhiều người đã có dịp thưởng thức món mít thấu. Món đặc sản dân dã này có tên nghe khá lạ nhưng khi đã được một lần thưởng thức thì đảm bảo bạn sẽ bị hấp dẫn bởi hương vị đậm đà hòa quyện đầy say mê của mít thấu.

Nguyên liệu và cách làm món này khá đơn giản. Món mít thấu được chế biến từ các nguyên liệu đơn giản như mít non, da heo, miến, mì xào giòn, lạc rang, rau sống, đậu phụ… Nhưng khâu chế biến thì cũng có lắm công đoạn. Mít phải chọn mít non, để nguyên quả rửa sạch rồi cho luộc chín vừa, xắt nhỏ cho vào chảo phi dầu kèm nước mắm và gia vị. Muốn mít vàng óng phải xào khoảng 5 phút.

Mít thấu Quảng Trị vô cùng hấp dẫn
Mít thấu Quảng Trị vô cùng hấp dẫn

Tiếp đó bạn cần luộc da heo tơ chín, cắt mỏng. Đậu hũ chiên thái nhỏ xào dầu phi và ngũ vị chừng 2 phút rồi trộn chung với mì hoặc miến dong trụng nước sôi, đậu phộng, ớt, tương, hành phi, rau thơm. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của mít, dai dai của miến, da heo giòn, đậu phụ và lạc rang béo bùi. Kết hợp như vậy thật bắt vị người ăn.

Xôi xiêm An Giang

Việt Nam có rất nhiều loại xôi. Và xôi Xiêm là một món ăn có nguồn gốc từ Thái Lan nhưng từ khi được du nhập vào Việt Nam. Nhưng trong những hương vị ẩm thực đặc sắc của vùng Châu Đốc, An Giang món này là đặc sản.

Để chế biến xôi xiêm rất đơn giản, chỉ dùng nếp để nấu cùng với nước cốt dừa. Khi ăn, người ta còn phủ lên một lớp hỗn hợp bao gồm nước cốt dừa, đường, bột và lòng đỏ trứng đã được chế biến. Một số nơi có bỏ hẳn một múi sầu riêng để tăng độ béo ngậy. Cũng như là cách để món ăn có hương vị mê đắm lòng người.

Xôi xiêm An Giang
Xôi xiêm An Giang

Đừng bỏ lỡ khi có dịp thưởng thức món ăn này. Khi thưởng thức món đặc sản dân dã này bạn sẽ cảm nhận được sự hài hòa giữa vị dẻo mềm của nếp, vị béo từ cốt dừa, thoảng nhẹ hương lá dứa và mùi thơm đặc trưng từ sầu riêng. Tất cả tạo nên một món ăn ngon khiến các tín đồ ẩm thực An Giang khó lòng bỏ qua.

Bò bía Sài Gòn

Với người dân Sài Gòn bò bía là một món ăn cực dân dã và được xếp vào top những món ăn vặt ngon nhất ở đây. Món bò bía này được chế biến theo hai dạng là bò bía mặn và bò bía ngọt. Nếu như bò bía ngọt chỉ có một thanh kẹo mạch nha hay thay đường, cuốn cùng dừa nạo thì bò bía mặn lại đầy đặn. Nguyên liệu của nó cũng đầy đủ, hấp dẫn hơn.

Nguyên liệu để chế biến món bò bía mặn bao gồm: lạp xưởng, trứng gà ráng, cà rốt, rau xà lách, củ sắn hay su hào, tôm khô, rau thơm… Tất cả gia vị được thái thành sợi dài, mỏng. Cuối cùng dùng bánh tráng cuốn lại nó.

Bò bía Sài Gòn chấm mắm
Bò bía Sài Gòn chấm mắm

Và để thưởng thức món đặc sản dân dã này trọn vị thì không thể thiếu chén nước chấm pha từ tương ớt trộn với lạc rang giã nhỏ và hành khô. Nếu lần đầu thử bò bía Sài Gòn thì sẽ thấy hơi lạ, nhưng đã ăn rồi thì bạn sẽ khó lòng quên được hương vị dân dã mà hấp dẫn này.

Với hàng loạt món ăn trên bạn đã được thử hết những món đặc sản dân dã mà đầy hấp dẫn ấy chưa? Nếu chưa thì đừng quên thưởng thức chúng khi có dịp ghé thăm những miền đất đặc sản này nhé.

Muốn tìm hiểu thêm nhiều món ăn ngon có thể tìm kiếm ở Ẩm thực Việt Nam.

Nguồn: Dulichvietnam.com.vn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *