Các bệnh không lây nhiễm nên có chế độ ăn như thế nào vào ngày tết?

Các bệnh không lây nhiễm nên có chế độ ăn như thế nào vào ngày tết?

Cứ mỗi dịp Tết đến thì ai ai cũng sẽ quây quần bên bên gia đình, trở về quê hương sau một năm lao động vất vả. Vì vậy, mọi người sẽ thường cùng nhau ngồi bên mâm cơm với những người thân, chia sẻ những câu chuyện vui buồn một năm qua cho nhau nghe. Cũng vì vậy mà mọi người cũng sẽ có những bữa ăn thất thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Mùa tết này sẽ là lúc mọi người ăn uống liên miên có thể làm chế độ ăn trở nên mất cân đối, lượng chất đạm, béo, tinh bột thì nhiều mà rau xanh, hoa quả thì lại ít. Vì vậy, để có một mùa tết vui vẻ bên gia đình thi chúng ta cùng nhau bảo vệ sức khỏe bằng chế độ ăn uống hợp lý nha, để bệnh không lây nhiễm không còn là mối đe dọa với chúng ta.

Bệnh không lây nhiễm là gì?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa bệnh không lây nhiễm: “là các bệnh không lây, còn được gọi là bệnh mãn tính, không lây từ người sang người. Bệnh tiến triển trong thời gian dài và chậm”.

Bệnh không lây nhiễm gồm những bệnh lý nào? 

Bệnh tim: còn gọi là bệnh động mạch vành hay bệnh tim thiếu máu cục bộ, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. 

Đột quỵ: là một bệnh của não gây ra do cung cấp máu cho não bị hạn chế hoặc tắc nghẽn hoàn toàn.

Ung thư: trong đó các tế bào bất thường sinh sôi nảy nở và lây lan ra khỏi tầm kiểm soát. 

Bệnh phổi: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen suyễn là những hình thức bệnh phổ biến nhất. 

Tiểu đường: được đặc trưng bởi tăng glucose máu mạn tính. Đó là do thiếu nội tiết tố insulin. Hoặc không có khả năng đáp ứng với insulin của các mô của cơ thể.

Rối loạn tâm thần: Đa số các loại rối loạn này sẽ khỏi hay ổn định nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. 

Với những bệnh nhân Đái tháo đường

Các bệnh không lây nhiễm nên có chế độ ăn như thế nào vào ngày tết?
Một cách kiểm tra glucose trong máu để kiểm tra chỉ số đường trong máu của bạn

Đái tháo đường là một bệnh không lây nhiễm mà rất nhiều người mắc phải hiện nay. Những người mắc bệnh này cần duy trì một chế độ ăn điều độ, đúng giờ. Bên cạnh đó bữa ăn không nên chênh lệch nhiều với lượng thức ăn hàng ngày, tránh ăn quá nhiều hoặc quá ít. 

Bánh chưng, xôi là những món ăn chứa nhiều tinh bột mà bạn nên hạn chế. Chúng ta sẽ không ăn lưng bát con cơm tẻ như hàng ngày. Hoặc nếu muốn ăn chút xôi thì không ăn thêm bánh chưng hay cơm. Đó là cách để duy trì được một chế độ ăn ổn định lượng bột đường. Trong bữa ăn nên ăn nhiều rau xanh, bữa ăn vừa cân đối dinh dưỡng, lại giúp hạn chế đường máu tăng nhanh. Quả chín nên ăn điều độ với số lượng vừa phải. Bạn có thể ăn 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 quả cam, hoặc vài 3 múi bưởi.

Đồng thời cần hạn chế những thực phẩm có hàm lượng đường cao. Ví dụ như mứt, bánh kẹo, socola, nho khô, hồng khô, …. Bên cạnh đó bạn nên xây dựng một chế độ ăn khoa học cùng một lối sống lành mạnh. 

Bệnh không lây nhiễm – Bệnh tăng huyết áp

Các bệnh không lây nhiễm nên có chế độ ăn như thế nào vào ngày tết?
Tăng huyết áp cũng là một bệnh không lây nhiễm nhưng cần được chú ý bởi có thể gây đột quỵ

Điều đáng chú ý trong chế độ ăn của người bệnh tăng huyết áp là chế độ ăn giảm muối. Các gia vị trong bếp như muối ăn, nước mắm, bột gia vị, hạt nêm có chứa rất nhiều muối. Mặc dù là bệnh không lây nhiễm nhưng bạn vẫn nên giảm độ mặn của các loại thực phẩm mà bạn sử dụng.  

Dưa muối, hành muối là món ăn truyền thống, những người tăng huyết áp nên hạn chế những món ăn này. Những món ăn chế biến sẵn như giò, chả, xúc xích cũng đều chứa sẵn muối, do vậy hạn chế chấm nước mắm khi ăn… Nên ăn nhiều rau và quả chín trong mỗi bữa ăn.

Rượu, bia cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến huyết áp. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe, người bệnh nên hạn chế những đồ uống có cồn.

Với những người rối loạn mỡ máu

Mâm cơm ngày tết lúc nào cũng sẽ phong phú và cầu kỳ những ngày bình thường. Sẽ có nhiều món xào, chiên, rán, nướng cần dùng dầu mỡ. Những món ăn này sẽ hấp dẫn và khiến bạn sử dụng nhiều hơn bình thường. Thế nhưng lượng chất béo khi chiên rán ở nhiệt độ cao và sử dụng nhiều lần làm thay đổi chất lượng. Và điều này không có lợi cho sức khỏe. Người rối loạn mỡ máu không nên ăn nhiều thực phẩm nhiều béo, và không ăn quá no, tránh thừa năng lượng. Khuyến khích mọi người nên ăn các món rau, món nộm, hoặc các loại rau làm salad trộn. Ngày Tết, món cá cũng mang lại lợi ích cho người bị tăng mỡ máu.

Bệnh không lây nhiễm – Bệnh Gout 

Các bệnh không lây nhiễm nên có chế độ ăn như thế nào vào ngày tết?
Bệnh Gout một căn bệnh thường gặp hiện nay

Bệnh Gout sẽ tái phát nhanh khi người bệnh sử dụng thức uống có cồn và đồ ăn chứa nhiều đạm. Khi tái phát sẽ dẫn đến đi lại khó khăn trong những ngày Tết. Để phòng ngừa tái phát, bạn nên hạn chế dùng thức uống có cồn. Và hạn chế dùng cả thức ăn có hàm lượng chất đạm có nguồn gốc động vật, thủy hải sản. Đặc biệt các loại nước dùng chế biến từ xương, thịt hầm. Khi bị Gout, nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C và nhớ uống nhiều nước.

Mặc dù bạn đang mắc bệnh không lây nhiễm nào thì cũng nên duy trì vận động tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Nên tập các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Chúc các bạn có những ngày Tết thật ý nghĩa, và niềm vui trọn vẹn bên gia đình!

Xem thêm: Sữa chua có tác dụng gì? Cách sử dụng sữa chua tốt cho sức khỏe

Nguồn: viendinhduong.vn 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *