Luộc bánh chưng thế nào để có màu xanh đẹp mắt?

Luộc bánh chưng thế nào để có màu xanh đẹp mắt?

Bánh chưng là loại bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, mọi người lại quây quần tụ họp cùng gói bánh chưng. Đây là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết miền Bắc. Gói bánh chưng bao gồm rất nhiều công đoạn. Nó yêu cầu sự khéo léo và tỉ mỉ của người gói. Yêu cầu về một chiếc bánh chưng ngon miệng và ngon mắt cũng rất cao. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu làm thế nào để có một nồi bánh chưng màu xanh đẹp mắt mà không cần phụ gia nhé!

Bánh chưng

Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại. Bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt. nguồn gốc của nó về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc. Đây là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa. Đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

Dùng nồi tôn nấu bánh chưng 

Đây là loại nồi có khả năng tạo môi trường kiềm. Do đó, thay vì dùng các loại nồi khác để luộc bánh chưng, dùng nồi tole để nấu mang lại hiệu quả cao nhất.

Gói bánh chưng là một truyền thống lâu đời của người Việt Nam

Môi trường kiềm sẽ giữ được màu xanh của lá dong. Do đó giúp cho bánh chưng có một màu xanh tự nhiên và đẹp mắt.

Dùng nước tro ngâm nếp

Ngâm nếp trong nước tro

Trước khi nấu, một số gia đình miền Trung đã ngâm nếp cùng với nước tro. Vì tro có tính kiềm nhẹ, làm tăng độ kiềm của nếp. Vì thế khi nấu bánh chưng, nếp sẽ trong hơn. Hạt nếp có màu xanh ngọc rất quyến rũ mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon cần có của loại bánh truyền thống này.

Lấy lá củ riềng

Lá củ riềng

Để luộc bánh chưng, người ta còn sử dụng lá riềng. Xắt lát nhỏ lá riềng rồi giã ra, chắt lấy nước. Từ đó, lấy hỗn hợp này trộn với nếp đã được ngâm qua nước tro. Việc này sẽ giúp cho gạo nếp dẻo và thơm hơn. Hơn nữa, bánh chưng sẽ có màu xanh ngon mắt dù bên  ngoài hay bên trong.

Dùng nước lá dứa/nước chanh

Nước chanh/Nước lá dứa

Nước chanh và nước lá dứa sẽ tạo nên môi trường kiềm. Do đó mà bạn có thể ngâm nếp trong nước dứa khoảng 3 tiếng. Còn nước chanh có độ kiềm mạnh hơn nên chỉ cần vắt chanh vào. Nhờ đó, bánh không chỉ nhanh chín hơn mà có được một màu xanh tự nhiên đẹp mắt.

Sử dụng baking soda

Bột baking soda

Nếu bạn cho vào một ít baking soda khi luộc bánh chưng, lá bánh sẽ được xanh. Hơn nữa bánh cũng rất mau chín. Baking soda có thể tìm mua ở các cửa hàng bán đồ làm bánh, siêu thị hay các kênh thương mại điện tử. Đây không phải hóa chất độc hại mà là bột sử dụng được với thực phẩm nên bạn có thể yên tâm nhé!

Lấy nước sôi chần qua lá gói bánh

Trước khi gói bánh, nếu chần lá qua nước sôi, lá bánh trở nên mềm hơn, dễ gói hơn. Đồng thời cách này còn giúp diệt hết mầm nấm mốc trên lá,đảm bảo an toàn và giúp lá xanh hơn.

Lá gói bánh chưng

Ngoài ra, lá dong mua về phải được rửa sạch từng lá một qua nhiều nước. Sau đó dùng khăn sạch lau từng chiếc lá. Số lượng lá gói mỗi chiếc bánh cũng phải xem thời tiết để gói cho phù hợp. Trời mát thì có thể gói 6 lá. Nhưng khi trời nóng phải dùng 10 lá để phù hợp với việc bảo quản. Việc này sẽ giúp bánh giữ được lâu hơn.

Rửa sạch nếp 

Rửa sạch nếp

Rửa sạch nếp trước khi gói bánh cũng là cách giúp cho bánh có màu đẹp hơn, thơm ngon hơn và giữ được lâu hơn. Nếp phải được đãi thật sạch qua hàng chục nước đến khi nào nước trong mới thôi. Làm như vậy sẽ giúp rửa trôi hết bụi cám bám quanh hạt nếp đi, bánh sẽ có màu trong xanh rất đẹp.

Lấy lá dư chèn xuống đáy nồi

Lót lá dưới đáy nồi

Việc dùng lá dư chèn dưới đáy nồi và xung quanh mặt trong của nồi có rất nhiều công dụng. Đây là cách bảo vệ bánh, giúp bánh không bị cháy. Bên cạnh đó giúp nước nấu bánh trở nên xanh hơn, dẫn đến màu bánh đẹp mắt hơn.

Thay nước luộc bánh

Luộc bánh chưng

Khi nấu bánh được một nửa thời gian thì các bạn nên thay toàn bộ nước luộc bánh chưng. Việc cho vào nước luộc mới sẽ giúp bánh được ngon hơn và có màu xanh tự nhiên. Do đó việc thay nước luộc bánh là rất quan trọng.

Sử dụng vật nặng đè lên khi bánh chưng đã chín

Ép bánh chưng

Bánh sau khi luộc xong các bạn sắp ra bàn hoặc mặt phẳng. Sau đó dùng mặt thớt hay tấm ván nặng đè lên để ép ra nước. Việc ép nước như vậy sẽ giúp cho bánh được chắc chăn hơn. Bánh sau khi ép nước để được lâu hơn sơ với bình thường.

Xem thêm: Mẹo vặt làm bếp

Nguồn: dienmayxanh.com

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *