Gia vị không nên cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi ăn

Gia vị không nên cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi ăn

Gia vị cũng được xem là loại thực phẩm cho trẻ em và người lớn. Nó là các hợp chất hóa học được cho vào các món ăn. Điều đó sẽ làm kích thích các giác quan của con người như vị giác, khứu giác, thị giác. Gia vị làm thức ăn trở nên ngon hơn và hấp dẫn hơn. Hầu như mọi người, ai cũng thường cho gia vị vào món ăn của họ để nó tuyệt vời hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả đều được sử dụng theo hướng tích cực. Đối với những trẻ em dưới 24 tháng tuổi, cha mẹ nên chú ý với một số loại gia vị. Ví dụ như muối, đường,…bố mẹ nên hạn chế sử dụng để nêm các thức ăn của trẻ em. Vì thế, các mẹ nên đo lường một lượng vừa đủ vào thức ăn cho bé.

Gia vị muối

Trẻ em dư muối sẽ như thế nào? Theo ông cha ta, ăn nhiều muối sẽ giúp cơ thể trở nên ngon miệng, ăn vào cứng cáp,… Nhưng, vị giác của người lớn và trẻ em khác nhau. Trẻ cảm nhận vị giác mạnh hơn người lớn. Vì thế, khi ta nêm vừa miệng thì trẻ sẽ cảm thấy mặn. Do đó, các mẹ nên nêm vừa phải, nhạt hơn khẩu vị mình thường hay ăn.

Lưu ý khi cho trẻ em ăn quá nhiều muối
Lưu ý khi cho trẻ em ăn quá nhiều muối

Bởi khi, khi bé ăn vào thấy mặn thì bé sẽ không chịu ăn nhiều. Với cả, việc dư muối sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Bé phải đi tiểu nhiều hơn để thải lượng muối đó ra ngoài. Kèm theo là các ion khác như canxi. Ngoài ra, ăn mặn nhiều thì tỉ lệ cao huyết áp và loãng xương ngày càng cao. Bên cạnh đó, chức năng thận của trẻ chưa hoàn thành. Thì việc ăn mặn sẽ làm gây tổn thương thận. Và lâu dài là gây các bệnh lý mạn tính như tim mạch, huyết áp,…

Theo Trung tâm y tế quốc gia của Anh, thì lượng muối hàng ngày của trẻ được chia theo tuổi như sau: 1g muối/ngày – cho trẻ dưới 12 tháng. 2g muối/ngày – cho trẻ từ 1 đến 2 tuổi.

Đường – gia vị có vị ngọt đặc trưng

Đường ngọt là một loại thức ăn cơ bản, là nguyên liệu chính để làm gia vị cho các món ăn, làm mứt, kẹo và các món tráng miệng. Chính vì thế, ăn nhiều sẽ sinh ra các bệnh về răng, cơ thể,…

Đường làm tăng khả năng béo phì và sâu răng
Đường làm tăng khả năng béo phì và sâu răng

Mới đây, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã đưa ra bản hướng dẫn dinh dưỡng thường niên. Trong đó, đề cập đến vấn đề về việc cho trẻ dưới 2 tuổi ăn đường. Theo bản hướng dẫn, ăn đường quá nhiều sẽ bị béo phì và các bệnh lâu dài về sau. Nhưng khi bé được 2 tuổi, thì ta cần cung cấp tối đa 10% lượng calo từ lượng đường bổ sung.

Theo vài thông tin trước đây, lượng đường mà trẻ em tiêu thụ hàng ngày như sau. Đối với trẻ mới sinh, 1 muỗng cafe đường trên 1 ngày. Còn trẻ mới tập đi hay mới đi được thì 6 muỗng cafe đường mỗi ngày.

Được biết, có gần 70% lượng đường bổ sung từ các loại thực phẩm như nước ngọt, kẹo, ngũ cốc ăn sáng,… Ta chỉ cần hạn chế và xóa bỏ những loại thực phẩm này trong thực đơn của bé để giảm lượng đường.

Bên cạnh đó, chất béo và natri cũng được đưa ra mức tiêu thụ phù hợp.

Sữa mẹ – nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ

Sữa mẹ vốn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho cả trẻ sơ sinh lẫn trẻ mới biết đi. Độ tuổi phù hợp nhất để cho con hoàn toàn bú sữa mẹ chính là lúc mới sinh đến 6 tháng tuổi. Trẻ em sau độ tuổi này cần kết hợp với các món ăn dặm để giúp bé ăn khỏe hơn.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ em
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ em

Sữa mẹ có đầy đủ các chất mỡ, tinh bột, đạm, vitamin và các khoáng chất khác. Đặc biệt, trong sữa mẹ có sắt. Nhưng sắt trong sữa mẹ khác với sữa hộp, bởi nó làm trẻ dễ hấp thu hơn. Mặc dù, sữa mẹ có nhiều dinh dưỡng. Nhưng để đảm bảo cho sự phát triển trăng trưởng của trẻ, các mẹ nên cung cấp thêm dinh dưỡng cho bé.

Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm

Trẻ em khi qua 6 tháng tuổi sẽ được cho ăn dặm. Thì đây là lần đầu ăn của trẻ nên sẽ có nhiều vấn đề xảy ra. Theo như Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), mẹ cần tránh những thực phẩm dễ bị dị ứng. Các loại thực phẩm thường gây dị ứng như trứng, lúa mì, các loại đậu, hải sản.

Ngoài ra, khi các trẻ có dấu hiệu hoặc bị dị ứng thì việc tiếp nhận các loại thực phẩm trên không đơn giản. Còn ở những trẻ không bị dị ứng, thì việc ăn dặm vô cùng đơn giản. Vấn đề không bị dị ứng sẽ giúp trẻ có khả năng tiếp thu nhiều thực phẩm hơn. Nó sẽ giúp bé ăn được và duy trì tốt sức khỏe hơn.

Thêm nữa, ba mẹ cũng cần bổ sung thêm vitamin cho trẻ. Đặc biệt là vitamin D, mặc dù sữa mẹ có nhưng chưa chắc sẽ đủ. Vitamin D có chức năng làm tăng cường khả năng hấp thu canxi và phosphat ở đường ruột. Vitamin giúp tránh còi xương ở trẻ em. Cần bổ sung vitamin D vào khẩu phần ăn thiết yếu của bé, để tránh các bệnh do thiếu hụt. Cố vấn trưởng của Bộ Y Tế và NHS của Anh cho rằng trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi cần dùng vitamin D bổ sung.

Sau quá trình nghiên cứu của nhóm Mayo Clinic (Mỹ) đã có kết quả như sau. Có 140 người mẹ cho con bú sữa mẹ và khoảng 44 mẹ sử dụng sữa mẹ và sữa công thức. Cho hơn nữa trẻ em có đầy đủ dinh dưỡng.

Truy cập để biết thêm thông tin về dinh dưỡng cho trẻ em:

Dinh dưỡng cho trẻ em

Nguồn: afamily.vn

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *