Dự án bữa ăn học đường cho học sinh tiểu học được triển khai tại 3 điểm

Dự án bữa ăn học đường cho học sinh tiểu học được triển khai tại 3 điểm

Hiện nay, tình trạng suy dinh dưỡng đang là một trở ngại khó khăn đối với Việt Nam. Đó cũng là một gánh nặng mà Việt Nam phải trải qua. Ở các khu vực nông thôn tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi nhẹ cân còn rất phổ biến. Còn ở các khu vực thành phố thì lại gia tăng tình trạng thừa cân béo phì.

Để khắc phục được tình trạng suy dinh dưỡng, Việt Nam đã triển khai rất nhiều chương trình bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em khắp cả nước . Một trong số đó có dự án bữa ăn học đường. Đặc biệt là dự án dành cho các học sinh bậc tiểu học ở 3 địa điểm chính là TP. Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội. Dự án này được rất nhiều các ban ngành, các bộ và các phụ huynh quan tâm và ủng hộ dự án. Chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ về dự án này nhé!  

Một số thông tin điều tra kết quả suy dinh dưỡng của trẻ em

Dự án bữa ăn học đường cho học sinh tiểu học được triển khai tại 3 điểm
Bữa ăn học đường được thực hiện tại Hải Phòng, Đà Nẵng và Hà Nội

Theo điều tra tình trạng dinh dưỡng tại 6 tỉnh thành của Việt Nam năm 2011. Kết quả cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em

  • Từ 6-9 tuổi là 13,7%  
  • Từ 9-11 tuổi là 18,2%.

Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh chóng của tình trạng trẻ em thừa cân, béo phì cũng đáng chú trọng. Đặc biệt là đối với trẻ em ở thành phố lớn. Điều tra tại các trường của Hà Nội cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng từ 7,9% lên 40,7% ở năm 2011.

Ngoài ra, tình trạng thiếu chất dinh dưỡng cũng khá phổ biến ở cả trẻ em khu vực nông thôn và thành phố. Một khảo sát vào năm 2011 về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á cho thấy:

  • Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em tiểu học là 11,8%
  • Tỷ lệ thiếu vitamin A là 7,7%.
  • Tỷ lệ thiếu vitamin D của trẻ em tiểu học dao động từ 46-58%.

Các chất dinh dưỡng mà trẻ cần được bổ sung 

Chất bột đường (Gluxit): Một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước hết phải đảm bảo trẻ có đủ năng lượng, nghĩa là trẻ cần được ăn no. Năng lượng được cung cấp chủ yếu qua cơm và các sản phẩm chế biến từ gạo như bún, bánh, phở…

Chất Đạm (Protein): Protein là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và tái tạo tất cả các mô cơ thể; tham gia vào các hoạt động điều hòa chuyển hóa và tiêu hóa, sản xuất kháng thể và tạo cảm giác ngon miệng.

Chất béo (Lipid): Dầu mỡ không chỉ tạo cảm giác ngon miệng mà còn cung cấp năng lượng cao và giúp hấp thu các vitamin A, D, E, K – những vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Vitamin và Chất khoáng: Vitamin là một nhóm chất hữu cơ có hàm lượng trong cơ thể không cao nhưng tác dụng mạnh và đặc hiệu. Thiếu vitamin sẽ gây ra nhiều rối loạn chuyển hóa quan trọng.

Dự án bữa ăn học đường cho học sinh tiểu học

Theo điều tra, khẩu phần ăn của học sinh tiểu học vẫn chưa đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng.

  • Khẩu phần năng lượng chỉ đạt được khoảng 76% theo nhu cầu đề nghị.
  • Khẩu phần canxi thì rất thấp chỉ đạt khoảng từ 45% – 59% theo nhu cầu.
  • Khẩu phần sắt của thì đạt được từ 54% – 68% nhu cầu khuyến nghị.
  • Khẩu phần vitamin A  của đạt từ 43% – 54%, khẩu phần vitamin C Đạt từ 49% – 61% nhu cầu khuyến nghị.

Chương trình bữa ăn học đường ở các nước phát triển 

Ở các nước phát triển, chúng ta có thể thấy chương trình ăn học đường đã góp phần cải thiện một cách đáng kể. Các nước này có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn dinh dưỡng, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này giúp cho các em có thể phát triển tối đa cả về thể chất lẫn trí tuệ. Ở Nhật, luật dinh dưỡng học đường năm 1954 và luật giáo dục dinh dưỡng năm 2005 có quy định. Ở mỗi trường phải có 1 cử nhân dinh dưỡng tiết chế để xây dựng thực đơn cho học sinh. Đồng thời là giáo viên dinh dưỡng. Thực hiện chương trình giáo dục dinh dưỡng cho học sinh để giúp cho học sinh có thói quen ăn uống lành mạnh từ tuổi nhỏ.

Bữa ăn học đường tại Việt Nam 

Ở Việt Nam, để cải thiện tình trạng dinh dưỡng của các em học sinh cũng không dễ dàng. Bởi nó còn thông qua dự án bữa ăn học đường. Đây là một trong những nội dung quan trọng của Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng. Đồng thời cũng là đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030. Bởi vậy, Viện Dinh dưỡng đã phối hợp với công ty Ajinomoto Việt Nam cùng Sở Giáo dục và Đào tạo của 3 tỉnh thành phố Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội để triển khai dự án bữa ăn học đường.

Mục tiêu của dự án bữa ăn học đường

Dự án bữa ăn học đường cho học sinh tiểu học được triển khai tại 3 điểm
Mục tiêu của bữa ăn học đường là để cân bằng tình trạng dinh dưỡng

Đầu tiên, phải xây dựng được bộ thực đơn dành cho bữa ăn bán trú. Thực đơn bao gồm 40 thực đơn chuẩn cho bữa ăn chính và bữa ăn phụ đã được hoàn thiện. Thực đơn bữa ăn phải đảm bảo được các tiêu chí sau:

  • Cân đối về dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu về năng lượng. Tất cả đều được dựa trên những khuyến nghị về dinh dưỡng cho học sinh tiểu học.
  • Sử dụng đa dạng các loại thực phẩm sẵn có ở địa phương, thực phẩm sạch. Thực phẩm được chế biến món ăn phong phú với giá thành hợp lý.
  • Hạn chế sử dụng thức ăn chế biến sẵn, thức ăn bẩn, đường và muối.
  • Dễ chế biến, trông bắt mắt, ngon miệng và phù hợp với khẩu vị của các học sinh.

Hỗ trợ công cụ cho các trường giáo dục dinh dưỡng cho học sinh tiểu học thông qua tài liệu truyền thông giáo dục dinh dưỡng “Ba phút thay đổi nhận thức”.

Xem thêm: Báo động nguy hiểm đang hủy diệt cộng đồng – bệnh không lây nhiễm

Nguồn: viendinhduong.vn 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *