Bạn đã biết chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người mắc chứng máu khó đông ?

Bạn đã biết chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người mắc chứng máu khó đông ?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người. Đối với các bé thì chế độ ăn hợp lí giúp trẻ phát triển toàn diện. Đối với người già thì chế độ ăn phù hợp giúp làm chậm quá trình lão hóa. Mọi người đều nên có một chế độ dinh dưỡng cho chính mình. Và đặc biệt đối với người bệnh chế độ dinh dưỡng càng quan trọng. Ngoài dùng thuốc thì chế độ dinh dưỡng cũng có thể giúp làm giảm tình trạng bệnh. Máu khó đông là một chứng bệnh hiếm gặp. Chứng bệnh này khiến máu loãng, không đông như bình thường. Đây là bệnh mang tính di truyền và hầu như chỉ thấy ở nam giới. Bên cạnh thuốc thì người bệnh còn cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Điều này có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Bệnh máu khó đông là gì?

Khi cơ thể thiếu hụt các yếu tố đông máu, nhất là yếu tố VIII và IX thì cơ thể sẽ bị mắc bệnh máu khó đông. Chỉ có nhiễm sắc thể X mới có gen sản xuất hai yếu tố đông máu này. Theo các nhà khoa học, bệnh máu khó đông là bệnh di truyền theo thể lặn. Nó có liên quan đến nhiễm sắc thể X. Bé trai mang nhiễm sắc thể XY. Nếu nhận X bệnh từ người mẹ thì sẽ có biểu hiện của bệnh. Bé gái mang nhiễm sắc thể XX. Nếu nhận cả 2 X bệnh từ bố và mẹ thì có biểu hiện bệnh. Bệnh này phổ biến ở nam hơn là ở nữ. Bệnh máu khó đông là căn bệnh hiếm gặp. Trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh là 1/5.000 trẻ em.

Biểu hiện của bệnh máu khó đông

Chứng máu loãng gồm 3 dạng A, B và C, trong đó dạng A là phổ biến nhất. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh máu khó đông khá đa dạng. Nó còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Người mắc bệnh thường sẽ chảy máu rất nhiều từ các vết thương. Đôi khi cũng chảy máu không rõ nguyên nhân, có máu trong nước tiểu hoặc phân,… Một trong những biến chứng nguy hiểm ở những người mắc chứng máu khó đông là béo phì. Theo nghiên cứu, thanh niên và trẻ em mắc chứng máu khó đông có nguy cơ béo phì gấp đôi so với người thường.

Biểu hiện của bệnh máu khó đông
Biểu hiện của bệnh máu khó đông

Bên cạnh yếu tố di truyền, nguyên nhân gây ra bệnh máu khó đông còn là do đột biến gen. Và những gen này có thể có khả năng gây bệnh cho thế hệ sau.

Nên bổ sung canxi vào chế độ dinh dưỡng của người bị bệnh máu khó đông

Người mắc bệnh rối loạn đông máu nên tiêu thụ các thực phẩm giàu canxi hoặc uống bổ sung canxi. Đây là lời khuyên từ các chuyên gia. Canxi được biết là hỗ trợ việc hình thành tiểu cầu và đông máu, giúp tăng cường xương chắc khỏe. Các thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, rau xanh, măng tây,…

Chất sắt 

Cần bổ sung chất sắt trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Bởi vì bệnh nhân sẽ mất đi một lượng sắt lớn khi bị chảy máu. Để tối đa khả năng hấp thu chất sắt, người bệnh được khuyến khích dùng chung với rau quả giàu vitamin C. Các thực phẩm giàu sắt như: thịt bò, củ cải đường, lựu, cà chua,… Cung cấp chất sắt cho bệnh nhân giúp đẩy nhanh quá trình sản sinh huyết sắc tố của cơ thể.

Thực phẩm giàu sắt
Thực phẩm giàu sắt

Các loại vitamin C, K

Vitamin C có tác dụng sản sinh collagen giúp xóa tan các vết bầm trên cơ thể. Nó cũng có thể cải thiện tình trạng máu loãng. Vitamin C có nhiều nhất trong các loại trái cây. Chẳng hạn như: dâu, cam, kiwi, dứa,…

Thực phẩm giàu vitamin C
Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin K thúc đẩy sản sinh prothrombin và glycogen. Điều này cần thiết cho quá trình đông máu  và ngăn ngừa mất máu. Hơn nữa, glycogen còn có tác dụng cải thiện chức năng gan. Mà gan là một cơ quan tổng hợp hầu hết các yếu tố đông máu. Các thực phẩm giàu vitamin K như: Cải bó xôi, bông cải xanh, lá củ cải,…

Các thực phẩm giàu vitamin K
Các thực phẩm giàu vitamin K

Vitamin nhóm B

Thực phẩm giàu vitamin B12 và B6 như chuối, đậu Hà Lan, bắp, nước cam, bơ đậu phộng, lòng đỏ trứng, thịt gia cầm, cá, phô mai lên men, ngũ cốc nguyên hạt và đậu nành giúp sản sinh các tế bào hồng cầu. Theo các chuyên gia, tất cả vitamin nhóm B đều giàu riboflavin và niacin, giúp cải thiện sự lưu thông và sản xuất máu trong cơ thể. Tuy nhiên, họ khuyên chỉ tiêu thụ nhóm thực phẩm này ở mức vừa phải, vì ăn quá nhiều cũng có thể làm loãng máu.

Vitamin nhóm B
Vitamin nhóm B

Nước

Uống đủ nước có lợi cho sức khỏe những người mắc bệnh máu khó đông, đồng thời giúp cơ thể hoạt động “trơn tru”. Hãy uống từ 8-12 ly nước mỗi ngày.

Các loại thực phẩm cần tránh

Các thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường là “kẻ thù” của những người mắc chứng máu khó đông. Bệnh nhân nên hạn chế các thực phẩm như bánh ngọt, đồ chiên, nước ngọt có ga,… Ngoài ra cũng nên hạn chế nạp vitamin E, dầu cá, gừng, tỏi. Bởi vì chúng chứa những thành phần gây cản trở cho quá trình đông máu.

Người mắc bệnh máu khó đông nên hạn chế các đồ ngọt, dầu mỡ
Người mắc bệnh máu khó đông nên hạn chế các đồ ngọt, dầu mỡ

Lưu ý, khi bắt đầu kết hợp những thực phẩm trên vào chế độ ăn, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Điều quan trọng cần nhớ là tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng có thể giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Nguồn: baocantho.com.vn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *