Tránh 3 thức ăn sau, nếu không muốn lá lách và dạ dày của trẻ bị thương

Tránh 3 thức ăn sau, nếu không muốn lá lách và dạ dày của trẻ bị thương
Dạ dày cũng mang vai trò trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Dạ dày là một cơ quan quan trọng trong cơ thể. Giải phóng các enzym khác nhau và cũng bảo vệ ruột dưới khỏi các sinh vật gây hại.Lá lách đóng vai trò quan trọng đối với các tế bào máu đỏ (còn gọi là hồng cầu). Và hệ thống miễn dịch. Nó lọc bỏ các tế bào hồng cầu già và chứa máu dự trữ. Được dùng trong trường hợp khẩn cấp như sốc xuất huyết. Vì thế, nếu dạ dày và lá lách yếu thì cơ thể sẽ mang bệnh tật. Đặc biệt, ở trẻ em dưới 3 tuổi, đó là mối quan tâm hàng đầu của bậc phụ huynh. Thức ăn cũng là một phần có thể gây ra bệnh liên quan đến dạ dày và lá lách. Dưới đây là một số thức ăn mà bậc cha mẹ cần lưu ý.

Thức ăn cay

Việc ăn thức ăn cay, ăn nhiều gia vị cay nồng như ớt, tiêu, mù tạt… Được nhận định là một thói quen ăn uống không an toàn và có thể gây hại cho cơ thể. Trẻ em thường có thói quen ăn đồ chiên và chấm tương cay. Các bậc phụ huynh lại nghĩ ăn cay được là tốt và hay tập ăn cay cho con. Đồ ăn nhanh kích thích vị giác của trẻ, làm trẻ càng ăn càng nghiện.

Ớt là một ví dụ điển hình cho thức ăn cay
Ớt là một ví dụ điển hình cho thức ăn cay

Tuy nhiên, đồ ăn cay được xếp vào nhóm thực phẩm gây hại cho dạ dày. Vì nó có thể kích thích dạ dày, gây ra cảm giác buồn nôn và nôn. Gây ra một số bệnh như: nóng trong ngày, bị trĩ, tăng huyết áp, dạ dày, táo bón,… Hơn nữa, dạ dày và lá lách của bé còn yếu. Do đó, ăn cay sẽ dễ bị đau dạ dày. Khi nấu ăn cho trẻ, các mẹ nên hạn chế bỏ ớt, tỏi vào thức ăn. Để hạn chế trẻ ăn nhiều thức ăn cay.

Thức ăn chiên

Gà rán là một thức ăn chiên được trẻ em yêu thích
Gà rán là một thức ăn chiên được trẻ em yêu thích

Đồ chiên rán là món ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Những cái tên quen thuộc như gà rán, khoai chiên, các loại bánh… thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều những loại đồ ăn này lại không có lợi cho sức khoẻ. Chúng nhiều chất béo như dầu mỡ. Việc đó làm cho cơ thể trẻ khó tiêu hóa và gây no. Đây là thực phẩm được các bạn trẻ yêu thích, ăn rất nhiều. Việc ăn nhiều thức ăn chiên làm trẻ no, không tiếp nhận thêm các thực phẩm dinh dưỡng khác. Ngoài ra, nó còn có tác hại như gây táo bón, tiểu đường, ung thư,… Đặc biệt, nó cũng góp phần gây ra bệnh liên quan đến lá lách và dạ dày.

Thức ăn lạnh

Ăn nhiều thức ăn lạnh không tốt cho lá lách và dạ dày
Ăn nhiều thức ăn lạnh không tốt cho lá lách và dạ dày

Với trẻ nhỏ mà nói, cho dù thời tiết thế nào thì các thức ăn lạnh đều luôn hấp dẫn và ngon miệng. Tuy nhiên, nếu mẹ không kiểm soát được lượng thực phẩm hằng ngày của con sẽ dễ khiến trẻ mắc nhiều bệnh tật từ đồ lạnh. Thức ăn lạnh gồm cả đồ ăn và đồ uống. Nó ảnh hưởng đến các quá trình và yếu tố trong cơ thể trẻ em. Đặc biệt, đồ ăn lạnh ảnh hưởng đến việc hấp thụ và tiêu hóa thức ăn. Dẫn đến sự suy yếu của lá lách và dạ dày. Được biết, lá lách và dạ dày cực kì sợ lạnh. Do đó, nếu ăn nhiều đồ ăn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến lá lách.

Các giai đoạn mà lá lách và dạ dày trẻ yếu

Theo các chuyên gia y tế, nếu lá lách và dạ dày bị yếu sẽ sinh ra bệnh. Chia sẽ về 3 giai đoạn mà lá lách và dạ dạy của trẻ yếu nhất.

Giai đoạn 1: Khi trẻ em mới bước vào ăn dặm. Khi chuyển qua một chế độ khác, bé thường sẽ gặp một số khó khăn trong việc kích thích dạ dày. Ở trẻ mới ăn dặm, cơ thể sẽ từ tiếp nhận sữa sang thức ăn. Và sự thay đổi từ ăn ít sang nhiều, từ đồ ăn loãng sang đồ ăn đặc. Nếu không kiểm soát được, rất dễ gây tổn thưởng đến lá lách và dạ dày.

Giai đoạn 2: Trong quá trình cai sữa. Cai sữa là một thay đổi lớn về cảm xúc đối với trẻ. Nó là một quá trình có thể làm trẻ khó kích ứng được. Do đó, tâm lí chúng sẽ thay đổi, nên chúng cần những chăm sóc yêu thương. Việc cai sữa đột ngột sẽ làm cho bé khó ăn. Dẫn đến hệ tiêu hóa trẻ bị yếu dần. Điều đó có thể ảnh hưởng đến lá lách và dạ dày của trẻ. Vì thế, nên áp dụng các phương pháp cai sữa hợp lí. Ví dụ, áp dụng chiến thuật để con đói, hay giảm từ từ lượng sữa hàng ngày,… Điều đó, giúp trẻ đỡ bỡ ngỡ hơn và chúng được thích nghi một cách dễ dàng hơn.

Giai đoạn 3: Đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi. Trẻ em dưới 3 tuổi đang trong quá trình phát triển. Ở độ tuổi này, cơ thể phát triển nhanh. Cha mẹ cần có chế độ ăn hợp lý. Để không ảnh hưởng đến sức khỏe và các bộ phận như lá lách, dạ dày.

Một số biểu hiện cho việc lá lách và dạ dày bị tổn thương

Các mẹ cần chú ý đến các biểu hiện sau của con, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Hãy theo giỏi trẻ để nhanh chóng đưa ra các phương pháp trị bệnh kịp thời:

Thường có biểu hiện chán thức ăn, không muốn ăn. Có thể ăn nhưng lại có cảm giác không ngon, ăn ít đi, trở nên khó ăn, kén ăn. Thường xuyên bị đau bụng, bị ợ hơi. Đầy hơi trướng bụng sau khi ăn, bị buồn nôn và nôn. Nướu răng sưng đau, hơi thở có mùi hôi, lưỡi trông dày và nhờn. Khi ngủ thường bị đỏ mồ hôi, khó ngủ, dễ bị thức giấc, quấy khóc giữ đêm. Chảy nước dãi khi ngủ. Nhu động ruột hay còn gọi nhu động dạ dày bị chậm.

Lòng bàn tay thường bị nóng, xuất hiện nhiều mồ hôi. Mũi đỏ, mắt sưng đỏ, bọng mắt lớn rất rõ rệt. Sắc mặt vàng như sáp, trên mũi sẽ bị nổi gân xanh. Thường không thích ăn thịt. Cơ thể yếu, phát triển chậm hay bị gầy yếu đi. Dễ bị đau ốm, bị cảm, tay chân lạnh.

Truy cập để biết thêm thông tin dinh dưỡng cho trẻ em:

Dinh dưỡng cho trẻ em

Nguồn: afamily.vn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *