Mẹo làm chậm thời gian nở của hoa tươi mỗi dịp Tết đến Xuân về

Mẹo làm chậm thời gian nở của hoa tươi mỗi dịp Tết đến Xuân về

Hoa tươi từ lâu đã rất được yêu thích mỗi dịp Tết đến Xuân về. Vào những ngày ấy, nhà nhà người người đều sắm sửa cho gia đình mình một cây quất, cây đào, cây mai, cây bưởi,… Tuy nhiên không thể thiếu những lọ hoa tươi giúp phòng khách trở nên tươi tắn. Sắc màu cùng hương thơm của hoa khiến ngày Tết cũng thêm rạo rực. Thế nhưng việc hoa tươi nở quá sớm cũng là nỗi đau đầu của nhiều người. Bởi việc hoa nở sớm đồng nghĩa với nó sẽ tàn vào những ngày Tết. Hãy cùng tìm hiểu cách làm chậm thời gian nở của hoa tươi nhé!

Đôi nét về Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là dịp lễ đầu năm mới theo âm lịch của các dân tộc thuộc Vùng văn hóa Đông Á. Gồm có Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Theo biến động lịch sử, người Nhật Bản bỏ Tết Nguyên Đán. Còn người Trung Quốc, Triều và Việt Nam vẫn giữ truyền thống đón Tết này cho dù định cư tại nước khác.

Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng Giêng âm lịch. Nó diễn ra trên toàn nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Sắm đào và quất ở miền Bắc, miền Trung hay mai ở Miền Nam được coi là sự chuẩn bị không thể thiếu trong những ngày giáp Tết. Sau đó, trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau. Họ cùng thăm hỏi người thân, dành những lời chúc mừng tốt đẹp, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên.

Giảm bớt ánh sáng

Đây là một cách làm dựa trên kiến thức khoa học. Thường thì ánh sáng càng nhiều thì hoa càng có khả năng nở nhanh hơn. Vì thế, bạn cần dùng những tấm bạt hay mái tôn để cản bớt ánh nắng mặt trời tiếp xúc trực tiếp đến hoa.

Nếu được, bạn có thể đem những chậu hoa của mình vào nhà hoặc những nơi tối hơn. Tránh ánh sáng, hoa sẽ nở chậm hơn. Bạn có thể áp dụng cách này với các loại hoa cúc, hoa mai, hoa trạng nguyên.

Giảm bớt ánh sáng tiếp xúc với hoa tươi

Giảm bớt nhiệt độ

Có những loại hoa không nhạy cảm với ánh sáng lắm như hoa mai, bích đào,… thì cần dùng những biện pháp khác. Ví dụ bạn cần phải hạn chế nhiệt độ cho chúng nở chậm lại. Đối với những loại hoa này, bạn cần đảm bảo nhiệt độ từ 18 – 24 độ C trong môi trường bảo quản hoa. Khi hoa bắt đầu nở nụ thì lại giảm nhiệt độ xuống ở mức 8 – 15 độ C. Nhiệt độ càng cao, hoa càng dễ nở.

Căn chỉnh nhiệt độ

Việc giảm nhiệt độ như thế này là một cách để bạn đưa hoa vào trạng thái “ngủ”. Điều này tránh việc hoa bung nở khi chưa đến Tết. Cách giảm nhiệt độ nhằm kéo dài thời gian ra hoa cũng áp dụng được với những loại hoa mà thường ngày bạn vẫn trồng như cẩm chướng, dâm bụt, hướng dương, đỗ quyên,… nhưng không áp dụng được với hoa lay ơn. Trước khi sử dụng cách này, hãy tìm hiểu kĩ về loài hoa bạn trồng nhé!

Đưa hoa vào trong môi trường khô

Bạn cũng thể đưa hoa vào trong môi trường khô do bạn tự tạo ra, không bị tác động của yếu tố ngoại cảnh. Ví dụ như trong nhà có máy lạnh, máy hút độ ẩm để kìm hãm sự phát triển của hoa. Môi trường khô sẽ khiến cây không có đủ điều kiện để có thể phát triển mạnh mẽ. Nhờ vậy hoa của nó cũng sẽ ra chậm hơn, kịp thời gian mong muốn.

Đưa hoa vào môi trường khô

Tỉa bớt cành

Trong những mùa sinh trưởng của hoa, việc tỉa cành gây nhiều tác động lớn. Nếu bạn tiến hành cắt tỉa bớt cành của nó cũng có thể khiến hoa nở muộn.

Các biện pháp tương tự như bóc chồi, hái nụ cũng là cách để bạn khống chế sự phát triển và ra hoa của cây. Bản chất của phương pháp này là nhằm ngăn chặn chất dinh dưỡng di chuyển từ lá xuống rễ làm cây phát triển nhanh chóng. Từ đó việc sinh trưởng và phát triển của cây cũng lâu hơn.

Tỉa bớt cành để hạn chế sinh trưởng quá nhanh

Không tưới nước nhiều

Người ta thường dùng phương pháp này để kìm hãm sự ra hoa của một số loại cây. Nhất các loài mọng nước như xương rồng, hoa sứ. Và phương pháp này vẫn có thể áp dụng được cho hoa mai. Vào khoảng tháng 10 – 11 hàng năm, bạn có thể bắt đầu tiến hành hãm nước để hoa mai nở chậm lại. Với một số loài hoa khác nên tìm hiểu kĩ để tránh cây bị héo hoặc chết nhé.

Tránh tưới quá nhiều nước với một số loại hoa tươi.

Những ngày giáp Tết bạn cũng chỉ tưới nước vừa đủ ẩm cho cây. Lượng nước tưới cũng cần phải điều chỉnh theo tình hình thời tiết qua từng năm. Không tưới nước quá nhiều để tránh gây hiệu quả không tốt .

Xem thêm: Mẹo vặt gia đình

Nguồn: dienmayxanh.com

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *