Hướng dẫn làm bánh men giòn tan – đặc sản tuổi thơ miền Nam

Hướng dẫn làm bánh men giòn tan – đặc sản tuổi thơ miền Nam

Các bạn có biết rằng bánh men giòn tan đặc sản miền Nam sau đây rất ngon. Nó rất nổi tiếng. Bánh men là một món bánh quen thuộc của tuổi thơ người Việt. Món bánh ngọt ngào, giòn tan ngay trong miệng và thơm mùi nước cốt dừa khiến bạn không thể nào quên được. Bánh men giản dị, mộc mạc nhưng lại được nhiều người ưa thích, dù là người lớn hay trẻ nhỏ. Sau đây là cách làm bánh men đơn giản và dễ dàng cho bạn trổ tài làm bánh ngay tại nhà cho gia đình thưởng thức.

Thông tin về bánh men giòn tan – đặc sản tuổi thơ miền Nam

Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ món bánh men thơm ngon tan ngay trong miệng khi mình được ăn hồi nhỏ. Bánh men là một món bánh đơn giản dễ làm hương vị lại vô cùng thơm ngon.

Bánh men là một loại bánh rất phổ biến. Và có mặt hình như cũng rất lâu đời, lúc mình còn nhỏ, mẹ vẫn hay dỗ dành bằng vài viên bánh men ngọt ngào ấy. Mình mãi cũng không quên được vị béo của bánh cộng thêm hương thơm dịu của bánh, lại tan nhanh trong miệng nữa chứ, thích ơi là thích.

Không còn là trẻ con nhưng bánh men lúc nào cũng cuốn hút mình, bạn cũng thử đi, bạn sẽ thấy ngon lắm đấy, đáng để chiêu đãi cả nhà đó nha.

Vậy sao không thử làm món này đãi các bé nhà bạn, vừa ngon vừa an toàn, hẳn bé sẽ thích mê.

Bánh men là một món bánh đơn giản dễ làm hương vị lại vô cùng thơm ngon.
Bánh men là một món bánh đơn giản dễ làm hương vị lại vô cùng thơm ngon.

Nguyên liệu làm bánh men giòn tan

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm bánh men:

– 280g bột năng

– 1 thìa súp bột gạo

– 170g đường xay

– 100g nước cốt dừa

– Vani

Rất dễ kiếm!

Nguyên liệu làm bánh men giòn tan rất đơn giản!
Nguyên liệu làm bánh men giòn tan rất đơn giản!

Các bước thực hiện cụ thể

Trước tiên, khuấy đường cùng với nước cốt dừa cho tan hoàn toàn.

Trộn đều bột gạo, bột năng và vani vào một âu. Tiếp theo cho hỗn hợp cốt dừa và đường vào âu bột. Nhồi đều để được hỗn hợp đồng nhất mịn và không dính tay. Tuỳ độ hút nước của bột mà bạn có thể cho thêm một ít nước cốt dừa nữa nếu hỗn hợp còn khô. Nhồi bột 15-20 phút là tốt nhất, bột nhồi càng nhiều sẽ làm bánh giòn và nở tốt.

Bọc kín âu bột bằng giấy bảo quản thức ăn và ủ 7-8h hoặc ủ qua đêm.

Bột đã ủ xong đem ra nhồi lại rồi chia thành những viên bột nhỏ bằng đầu ngón tay, vê tròn và xếp vào khay có lớp chống dính.

Bọc kín âu bột bằng giấy bảo quản thức ăn và ủ 7-8h hoặc ủ qua đêm.
Bọc kín âu bột bằng giấy bảo quản thức ăn và ủ 7-8h hoặc ủ qua đêm.

Nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong 15 phút là được.

Bánh vẫn giữ được màu trắng trên bề mặt và giòn xốp. Bảo quản bánh men trong hộp kín sẽ giúp bánh giữ được lâu.

Các bạn còn có thể pha thêm vài giọt màu thực phẩm ở giai đoạn nhồi bột để tạo màu sắc bắt mắt khác cho bánh nữa đấy!

Rất đơn giản phải không nào?

Một vài lưu ý khi nướng bánh men:

Bánh bị chai cứng là do thời gian ủ quá ngắn hoặc thời gian nướng quá lâu.
Khi nướng bánh bị nứt mặt nhẹ thì không sao vì có thể do chênh lệch nhiệt nhỏ bên trong lò, nếu bánh nứt toét mặt thì do nhiệt nướng bị chênh lệch lớn, rãnh nướng sai. Cần hạ nhiệt và kéo dài thời gian nướng thêm.
Bột bỏ vào lò nướng bị chảy thì nghĩa là mẻ bột hỏng, nên bỏ và làm lại.
Bánh men mới đem ra khỏi lò thường sẽ hơi mềm, khi nguội bánh sẽ cứng dần. Nếu bánh đem ra lâu mà vẫn mềm, thì có thể bánh nướng chưa đủ thời gian nên bánh vẫn còn mềm phần ruột bên trong. Chỉ cần nướng thêm xíu nữa, nhưng nhớ canh bánh, bánh nướng lâu sẽ cứng, chai ngắt.

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại: Ẩm thực miền Nam.

Nguồn: Monngonnambo.net

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *