Hướng dẫn làm bánh Cooc Mò của người Tày cực dễ

Hướng dẫn làm bánh Cooc Mò của người Tày cực dễ

Thái Nguyên nổi tiếng với những sản phẩm lá chè với hàng loạt những thương hiệu nổi tiếng. Ngoài ra, nơi này còn là nơi có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Hơn nữa người dân ở đây vẫn còn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc như dân tộc Tày, H’Mông, Dao. Vì vậy, Thái Nguyên có một nền ẩm thực đa dạng, phong phú. Khi đến Thái Nguyên bạn không nào bỏ qua các đặc sản nổi tiếng. Ngoài trà ra ở đây còn những đặc sản được nhiều người biết đến như: trám hà Châu, đậu phụ Bình Long, chè Tân Cương, cơm lam Định Hóa,… Bánh Cooc Mò được coi là một trong những món ăn đặc sắc ở đây. Bởi đây là một loại bánh truyền thống của người Tày. Nó là một món quà không thể thiếu dành cho trẻ nhỏ vào những lễ đặc biệt như mừng đầy tháng, thôi nôi,…

Giới thiệu về bánh Cooc Mò:

Với cái tên Cooc Mò khi nghe có vẻ lạ thế nhưng theo tiếng Tày thì nó có nghĩa là sừng bò. Đơn giản hình dáng của chiếc bánh có hình dáng giống như chiếc sừng bò. Đây là một món ăn bình dị nhưng khi thử chắc chắn bạn sẽ nhớ mãi. Bởi hương vị đậm đà, dẻo thơm của nếp nương và nhân lạc. Bánh Cooc Mò tuy dân dã nhưng đằng sau nó là một ý nghĩa rất đặc biệt. Nó biểu tượng cho sức mạnh của tình đoàn kết, luôn sát cánh bên nhau. Là một ước nguyện về một năm mới bội thu, sung túc của đồng bào dân tộc vùng cao đặc biệt là đồng bào dân tộc Tày. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ công thức làm loại bánh truyền thống của người dân tộc Tày. Chúc bạn thành công với công thức này.

Chuẩn bị nguyên liệu:

– 1 kg nếp nương Điện Biên

– 200 gr đậu xanh hoặc lạc sống

– Lá dong hoặc lá chuối

– 1 thìa cà phê nhỏ muối

– Lá dứa

Lá dong hoặc là chuối là nguyên liệu không thể thiếu

Các bước nấu ăn:

– Nếp vò sạch, đãi sạn nhiều lần cho đến khi nước vo gạo trong suốt. Ngâm 2-3 giờ sau đó vớt ra để ráo nước.

– Sau đó lấy gạo nếp trộn nước lá dứa cho thơm

– Đậu xanh hoặc lạc cũng ngâm cùng thời gian với nếp.

– Lá dong rửa sạch, không cần lá to, rửa sạch và lau khô, chuẩn bị gói

– Trộn nếp và đậu xanh với nhau và trộn luôn muối

– Gói bánh này cũng dễ mà thành khó, lá dong xoắn thẳng lên giống cái kem cốc quế rồi cho gạo vào 1/2 bánh, dùng đũa nhét nhẹ xuống chóp bánh cho tới và vỗ nhẹ tay cho nếp xuống

– Sau đó cho nếp lần 2 và cũng làm như vậy rồi cuốn miệng bánh và gấp. Bạn không nên buộc bánh quá chặt vì sẽ làm lá bánh rách hạt gạo không nở được dễ bị sượng, không dẻo. Nhưng cũng không buộc quá lỏng vì bánh sẽ bị hút nước nhiều dễ bị nhão không ngon.

Khi gói bánh cần một sự khéo léo nhất định

– Sau khi gói thì ngâm vào nước lạnh khoảng 30 phút cho bánh no nước thì khi nấu bánh nhanh chín và không bị vỡ.

Trình bày và thưởng thức:

Tùy theo khẩu vị của mỗi người bạn có thể ăn bánh chấm với muối vừng hoặc mật ong, đường kính.

Bánh sau khi chín có màu xanh nhạt của lá dong, vị dẻo

Bánh sau khi chín có màu xanh nhạt của lá dong, vị dẻo. Trước đây, loại bánh này thường chỉ được người dân tộc Tày làm trong các dịp kễ, tết. Nhưng ngày nay bạn có thể dễ dàng tìm thấy loại bánh này ở các phiên chợ.

Nguồn: Cookpad.com

Xem thêm nhiều bài viết về ẩm thực tại đây.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *