Đặc sản Phú Thọ bánh rợm cái tên vừa lạ nhưng vừa quen

Đặc sản Phú Thọ bánh rợm cái tên vừa lạ nhưng vừa quen

Ẩm thức Phú Thọ khá là thú vị vì có mốt số món ăn khá đặc biệt mang nét độc đáo rất lạ khác với những địa phương khác. Từ món mặn đến món ngọt đều rất lạ tai. Bánh rợm là một món ăn điển hình. Ngoài cái tên bánh rợm ra nó còn có một tên gọi khác là bánh nếp. Loại bánh này có 2 loại nhân mặn và ngọt. Bánh được bao bọc ngoài bằng lớp lá chuối, bên trong là nhân đậu xanh với thịt lợn băm nhỏ thêm hạt tiêu xay. Bánh rất thơm do kết hợp hạt tiêu cay cay, đỗ xanh bùi bùi, vị béo của thịt, vị dẻo dẻo của bột nếp khiến đã ăn rồi lại nhớ mãi. Đối với những người xa quê quả thật đây là mùi vị không thể nào quên. Dưới đây là công thức làm bánh rợm giúp bạn nhớ lại phần nào hương vị của quê hương. Chúc các bạn thành công với công thức này.

Chuẩn bị nguyên liệu: (6 phần ăn)

– 400 g bột nếp ướt (ko có dùng bột nếp khô)

– 40 g bột tẻ (nếu dùng bột nếp ướt thì bỏ qua bột tẻ)

– 150 g đỗ xanh

– 150 g thịt nạc vai xay

– 4 củ hành khô

– Bột canh, nước mắm vừa đủ

– 8 g hạt tiêu

– Dầu ăn vừa đủ

– 1 bó lá chuối tươi

– 450 ml nước nóng (nếu làm bột khô)

Các bước:

Sơ chế nguyên liệu:

– Lá chuối tươi mang về dọc bỏ phần sống lá cứng rồi hơ lửa cho mềm hoặc đun nồi nước sôi nhúng vào cho mềm. Đem lá rửa sạch (nên đeo bao tay khi rửa không nhựa chuối sẽ dính vào tay).
– Để lá ra 1 cái rổ lớn cho ráo nước. Dùng khăn lau khô 2 mặt của lá chuối.

– Đỗ xanh ngâm 3 giờ, đãi sạch rồi cho vào nồi đồ, đồ cho chín nhừ. Khi đỗ xanh còn nóng, nhanh tay giã thật nhuyễn

Đỗ xanh đã được ngâm
Đỗ xanh đã được ngâm

– Thịt lợn mang băm nhỏ, ướp với gia vị 15 phút. Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ.

Chuẩn bị phần nhân bánh: 

– Xào nhân: Chảo nóng, cho dầu ăn ( tầm 4 thìa to). Dầu nóng cho hành khô vào phi thơm, trút thịt vào xào chín.
– Thịt chín cho đỗ xanh đã giã vào và gia vị vừa ăn. Rồi đảo đều, vừa đảo vừa miết cho thịt và đỗ quyện vào nhau (để lửa nhỏ). Thêm hạt tiêu (nhiều hạt tiêu bánh rợm ăn mới ngon, đúng vị của nó) tiếp tục đảo đều.
– Xào tầm 7-10p là được, bắc chảo xuống thêm 1 thìa mỡ heo trộn đều (nhân bánh sẽ bùi, ngon, ngậy hơn).

– Khi nhân bánh còn ấm chia nhân là làm 9 phần bằng nhau, vo tròn cho ra đĩa.

Nên chia bánh khi bánh còn nóng

– Đối với bột ướt: mua về vẩy ít nước có pha muối nhạt (giúp lớp vỏ bánh đậm đà hơn), nhào đều tay khi bột mịn không dính là được. Chia làm 9 phần bằng nhau, vo tròn để tý cho nhân vào.
– Đối với bột khô: cho 2 loại bột vào cái âu lớn, thêm muối, nước(thêm ít một, ít một), dầu ăn nhào thật kĩ, để bột nghỉ 15p. Đảm bảo bột mềm, mịn, không dính âu, không dính tay.

Gói bánh:

– Đổ ít dầu ăn ra bát.
– Dải mặt trong của lá chuối ra, phết ít dầu ăn vào lá.
– Tay sạch, xoa qua dầu ăn ấn dẹt viên bột cho nhân vào giữa rồi miết tròn lại.
– Đặt bánh vào chính giữa tấm lá, cuộn tròn lá lại 2-3 vòng, cắt lá (đảm bảo cho bột không phòi ra ngoài).
– Gấp 1 đầu lá lại, bẻ quặt ra đằng sau, dùng kéo cắt những chỗ lá thừa. Tiếp tục gấp đầu lá còn lại, bẻ ra đằng sau sao cho chiếc bánh được kín khi hấp sẽ không bị bục. Làm thế tới hết bột và nhân.

– Chia bánh làm 2 mẻ, hấp 20p là bánh chín (không nên hấp lâu không bánh sẽ ướt).

Bánh có lớp vỏ mềm, mịn hòa cũng nhân bánh thơm ngon

– Bánh rợm ăn nóng mới ngon. Bánh có lớp vỏ mềm, mịn hòa cũng nhân bánh thơm ngon có vị bùi của đỗ, vị ngọt của thịt và sự cay nồng của hạt tiêu khiến khi ăn cứ phải xuýt xoa mãi.

Nguồn: Cookpad.com

Xem thêm nhiều bài viết về ẩm thực tại đây.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *