Những điều cần lưu ý khi mẹ bầu ăn bạch tuộc, tham khảo ngay

Những điều cần lưu ý khi mẹ bầu ăn bạch tuộc, tham khảo ngay

Hải sản được biết đến là những loại thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, trong đó có protein, giàu canxi, chất béo không no ( omega 3), đạm và nhiều chất khoáng khác. Những loại hải sản như tôm, cua, cá, mực, bạch tuộc, ốc, sò, hến, … rất tốt cho dinh dưỡng của bà bầu. Đặc biệt là bạch tuộc, đây là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng và khái khẩu. Vậy cần lưu ý những gì khi mẹ bầu ăn bạch tuộc?

Bạch tuộc có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Khi bà mẹ đang mang thai, nguồn dinh dưỡng không thể thiếu được chính là hải sản. Bởi những thành phần dinh dưỡng trong hải sản không chỉ cung cấp năng lượng cho mẹ. Mà giúp trẻ phát triển tốt. Với thành phần dinh dưỡng omega-3 có trong các loại cá sẽ giúp trẻ phát triển hệ thần, trí não tốt. Bạch tuộc là loại hải sản được nhiều mẹ bầu nghĩ tới. Nhưng lại không biết có ăn được không? Và khi ăn cần chú ý những gì. Sau đây xin được giải đáp những câu hỏi trên để các bà bầu yên tâm hơn khi ăn bạch tuộc.

Mẹ bầu ăn bạch tuộc có được không?

Mẹ bầu ăn bạch tuộc có được không?
Mẹ bầu ăn bạch tuộc có được không?

Đối với phụ nữ đang mang thai, bạch tuộc là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng rất cần thiết cho mẹ và thai nhi trong bụng. Nhờ có chứa rất nhiều dưỡng chất và hàm lượng vitamin cao. Giúp tăng cường sức đề khác cho mẹ trong quá trình mang thai.

Khi việc trao đổi chất trong cơ thể bà bầu được hoạt động tốt. Giúp cung cấp những dưỡng chất cho mẹ và thai nhi trong bụng. Vậy nên khi có bầu, chúng ta có thể ăn ăn bạch tuộc. Nhưng chỉ ăn ở một lượng nhất định, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kì. Bởi vì bạch tuộc có chứa một lượng thủy ngân, gây ngộ độc cho cả mẹ và bé. Từ đó ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của con, gây hại cho sức khỏe. 

Thủy ngân là một kim loại nặng có trong tự nhiên hoặc đến từ khí thải công nghiệp. Khi ngấm vào nước sẽ được vi khuẩn chuyển hóa thành dạng methylmercury là dạng độc tính cao của thủy ngân.

Chất này được hấp thụ bởi các sinh vật biển và thường tích trữ trong mô mỡ của chúng. Lượng thủy ngân trong hải sản sẽ tăng dần thông qua chuỗi thức ăn. Vì vậy, bạch tuộc hay những loài cá săn mồi lớn chắc chắn sẽ có nhiều độc chất này. Chất độc này khi vào cơ thể con người sẽ gây độc, làm cho sức khỏe xấu đi.

Ăn bạch tuộc khi mang thai đem lại lợi ích gì?

Theo cách chuyên gia dinh dưỡng thì bạch tuộc không chỉ ngon, bổ dưỡng. Mà còn còn chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Và các tác dụng bồi bổ thể lực.

Bổ sung chất dinh dưỡng

Thịt bạch tuộc tươi có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều vitamin thiết yếu. Như A, B1, B2, C và một số loại khoáng chất như phốt pho, canxi, sắt, đồng, kẽm, iốt… Rất tốt cho sự phát triển của cơ thể và trí não. Ngoài ra, thịt bạch tuộc lại chứa ít chất béo, phù hợp với những người chơi thể thao, người muốn giảm cân.

Tăng cường sức đề kháng

Do bạch tuộc có chứa nhiều canxi, kali và photpho và các chất béo khác nên axit có nhiều khả năng tăng cường sức đề kháng để giúp ngăn ngừa bệnh.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Thịt bạch tuộc chứa nhiều selenium nên có tác dụng tốt trong việc chuyển hóa protein để quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, selenium cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa, có thể loại trừ các gốc tự do gây hại cho cơ thể.

Tăng cường trao đổi chất

Như đã đề cập ở trên thì bạch tuộc chứa nhiều vitamin b12 đây là một trong những khoáng chất cần thiết trong việc tăng cường trao đổi chất của cơ thể.

Tốt cho trí não của thai nhi

 Thịt bạch tuộc có nhiều axit béo omega-3 tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.

Nên ăn bạch tuộc bao nhiêu là hợp lý?

Nên ăn bạch tuộc bao nhiêu là hợp lý?

Bạch tuộc dù được xếp vào nhóm thực phẩm có thể dùng trong thai kỳ nhưng bà bầu chỉ nên ăn có chừng mực và phải ăn chín. Tuy nhiên, việc nấu chín chỉ giúp tiêu diệt những vi khuẩn nhưng không loại hỏ được hết các kim loại nặng như thủy ngân.

Do vậy, để ngăn những rủi ro không đáng có, tốt nhất mẹ bầu hãy kiêng dùng bạch tuộc trong tam cá nguyệt đầu tiên. Thời gian sau đó mẹ chỉ ăn khoảng 1 – 2 lần/tuần là đủ. Tần suất như vậy đủ để ngăn tình trạng ngộ độc thủy ngân mà vẫn đảm bảo thai phụ nhận được những dưỡng chất cần thiết. Hơn nữa, suốt quá trình sử dụng, mẹ cũng phải theo dõi xem bản thân có gặp bất kỳ phản ứng dị ứng nào hay không. Trường hợp nếu quá mẫn cảm thì phải ngưng tiêu thụ ngay.

Cần chú ý những gì khi ăn bạch tuộc sống?

Như đã đề cập, bạch tuộc có thể ăn theo nhiều cách khác nhau, kể cả dùng sống như một số món ăn của Nhật Bản. Tuy nhiên, cách thưởng thức món ăn như vậy gây ra nhiều rủi ro hơn lợi ích. Cụ thể, bạch tuộc sống có thể chứa salmonella, mẹ bầu ăn phải rất dễ bị ngộ độc thực phẩm.

Ngoài vi khuẩn trên, người dùng hải sản sống còn đối mặt với nguy cơ nhiễm anisakis (một loại giun tròn sống trong hệ tiêu hóa của cá và các loài thú biển) cũng gây ngộ độc thực phẩm. Bà bầu cũng cần tránh xa bạch tuộc có đốm xanh trên thân vì thịt của loại này có độc tố tetrodotoxin là nguyên nhân gây ung thư, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người dùng.

Nhìn chung bà bầu ăn bạch tuộc được không phụ thuộc phần lớn vào cách chế biến. Theo đó, bạch tuộc nướng hoặc hấp được cho là an toàn với sức khỏe mẹ bầu. Lưu ý trong cách hấp, để kiểm tra món ăn đã chín hay chưa bạn nên dùng dao hoặc nĩa cắm vào phần dày nhất của bạch tuộc, nếu thấy đã mềm thì đồng nghĩa là thịt đã chín. Riêng với cách nướng, bạn hãy kiểm tra độ chín bằng cách cắt đôi miếng bạch tuộc ra.

Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp giải tỏa thắc mắc bà bầu ăn bạch tuộc được không. Nếu nghi ngờ loại thực phẩm mình đang dùng gây nên những biểu hiện bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ ngay để tìm hướng giải quyết mẹ nhé!

Xem thêm những lưu ý cho mẹ bầu tại: Dinh dưỡng cho mẹ bầu 

Nguồn: hellobacsi.com

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *