Cách nấu cháo cá chép thơm ngon hấp dẫn bổ dưỡng cho bà bầu

Cách nấu cháo cá chép thơm ngon hấp dẫn bổ dưỡng cho bà bầu

Chắc hẳn mọi người không còn xa lạ gì với món cháo cá chép nữa. Cháo cá chép là một món ăn dân gian rất tốt cho phụ nữ có thai. Cháo cá chép có nhiều tác dụng giúp thai nhi phát triển hoàn hảo. Sự kết hợp của gạo nếp và cá chép ngọt thịt thêm chút gia vị thật khó cưỡng lại.

Vẫn biết là cháo cá chép tốt cho mẹ bầu nhưng thời kỳ mang thai hay ốm nghén lại ngửi mùi tanh của cá làm các mẹ rất ngại món này. Để bé yêu và bản thân có thêm sức khỏe bạn nên cho món này vào thực đơn khi mang thai nhé. Nấu cháo cá chép không bị tanh vẫn cần một bí quyết nhỏ. Làm thế nào để nấu được món cháo thơm ngon bổ dưỡng này mà lại không tanh? Hãy để chúng tôi chia sẻ bí quyết nhé. 

Hướng dẫn cách nấu cháo cá chép cho bà bầu bồi bổ sức khỏe

Hướng dẫn cách nấu cháo cá chép cho bà bầu bồi bổ sức khỏe

Nấu cháo cá chép không hề khó. Để nấu cháo cá chép cũng tương tự như những loại cháo khác. Chỉ khó ở chỗ làm thế nào để mất đi mùi tanh khó ưa. Mà vẫn cảm nhận được độ đậm đà ngọt thịt từ cá. Dưới đây chúng tôi gợi ý cho bạn hai công thức nấu món cháo cá chép khác nhau. Nhưng giá trị dinh dưỡng không thay đổi.

Công thức 1: Cháo cá chép nấu gừng

Để làm cháo cá chép nấu gừng. Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu sau:

  • Nửa bát gạo tẻ
  • Cá chép tươi: 500g
  • Vài lát gừng tươi thái nhỏ
  • Hành tím, hành lá đã rửa sạch, băm nhuyễn
  • Gia vị các loại

Thực hiện:

  1. Gạo vo sạch
  2. Cá chép đánh vảy, bỏ ruột, gan, mang cá, rửa sạch dưới vòi nước. Rồi dùng muối hột chà qua để khử mùi tanh( nhớ chà kỹ màng đen trong bụng cá). Sau đó, rửa sạch cắt khúc.
  3. Cá sau khi sơ chế đem luộc hoặc hấp chín. Chờ cho nguội rồi gỡ bỏ xương. Giữ lấy phần nước luộc để nấu cháo. Phần thịt cá đem ướp cùng với tiêu đen, nước mắm để khoảng một lúc cho ngấm (cách ướp sẽ tùy khẩu vị mỗi mẹ bầu).
  4. Cho gạo đã vo vào nấu với nước luộc cá, đến khi gạo chín, nhừ thì thả phần thịt đã ướp kèm theo gừng, hành vào khuấy đều, nêm nếm lại cho vừa ăn là xong.

Công thức 2: Cháo cá chép đậu xanh thơm ngon 

Đậu xanh không những tạo màu sắc đẹp cho món ăn mà còn là thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp cho mẹ nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón khi mang thai.

Nguyên liệu cần cho món cháo này bao gồm:

  • Gạo nếp, gạo tẻ mỗi loại 50g
  • 50g đậu xanh
  • Một con cá chép cỡ vừa
  • Nước hầm xương (Tùy chọn)
  • Hành lá, hành tím, gia vị các loại…

Cách nấu cháo cá chép đậu xanh cho bà bầu

  1. Gạo vo sạch, vo chung gạo nếp gạo tẻ và đậu xanh
  2. Cá chép đánh vảy, bỏ ruột, gan, mang cá, rửa sạch dưới vòi nước rồi dùng muối hột chà qua để khử mùi tanh( nhớ chà kỹ màng đen trong bụng cá). Sau đó, rửa sạch cắt khúc.
  3. Cá sau khi sơ chế đem luộc hoặc hấp chín, chờ cho nguội rồi gỡ bỏ xương, giữ lấy phần nước luộc để nấu cháo. Phần thịt cá đem ướp cùng với tiêu đen, nước mắm để khoảng một lúc cho ngấm (cách ướp sẽ tùy khẩu vị mỗi mẹ bầu).
  4. Hỗn hợp gạo và đậu cho vào nước hầm xương hoặc nước luộc cá, nấu đến khi chín nhừ.
  5. Trong khi chờ cháo chín, bạn đem hành tím thái mỏng, cho vào chảo dầu nóng phi cho thơm rồi đổ phần thịt cá đã ướp vào đảo đều đến khi thịt săn lại.
  6. Khi thấy cháo chín, dùng muỗng vớt hết bọt trên bề mặt rồi thả phần thịt cá vừa xào vào nồi khuấy đều nhẹ tay trong khoảng 3 phút thì tắt bếp.

Một số lưu ý khi nấu cháo cá chép cho phụ nữ mang thai

Cháo cá chép

Bên trên chúng tôi đã giới thiệu 2 cách nấu cháo cá chép vô cũng dễ dàng. Bạn cũng vào bếp để làm được món ăn bổ sung nhiều dinh dưỡng này nhé.

Để ra được bát cháo cá chép thơm ngon mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng, mẹ nên chú ý những vấn đề sau:

  1. Loại bỏ sạch ruột, gan cá vì những bộ phận này hay chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh không tốt cho sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi.
  2. Khi sơ chế cá cần tránh làm vỡ mật cá, loại sạch mật cá rồi mới dùng. Nguyên nhân là mật cá có thành phần cyprinol sulphate rất dễ dẫn đến ngộ độc thức ăn.
  3. Không sử dụng cá đông lạnh vì loại này hàm lượng dinh dưỡng kém hơn hẳn so với cá tươi.
  4. Khi nấu cháo, hạn chế nêm nhiều muối vì bà bầu ăn mặn nhiều sẽ gặp nguy cơ bị phù nề, nhiễm độc thai nghén hoặc thậm chí mắc các bệnh liên quan đến huyết áp.
  5. Theo Đông y, cá chép có vị ngọt, tính hàn nên không hợp để nấu cùng thịt gà tính ấm. Ăn phải cá chép nấu thịt gà mẹ rất dễ sinh mụn nhọt, lúc này phải dùng nước đậu đen uống mới hóa giải được.
  6. Cá chép còn “kỵ” cam thảo, dùng chung rất dễ sinh ra độc tố gây chết người, mẹ nhất thiết nên lưu tâm điều này
  7. Cá chép ngon nên chọn cá sông, loại dài mình không béo tròn như cá ao, vảy dày và có màu sậm hơn. Cá có trứng sẽ gầy, ít thịt hơn. Ngoài ra, bạn cũng đừng chọn mua loại cá cắt khúc sẵn vì đó có thể là cá chết hoặc là đã để lâu ngày.

Công dụng tuyệt vời khi bà bầu ăn cá chép

Công dụng tuyệt vời khi bà bầu ăn cá chép

Vậy là bạn đã nắm được cách nấu cháo cá chép cho bà bầu dưỡng thai. Chẳng biết liệu ăn cá chép có thực sinh con ra da trắng, môi hồng như lời đồn hay không, nhưng từ ngàn xưa loại cá này đã được ông cha ta sử dụng như vị thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu cho thai phụ. Người Trung Hoa cổ đã liệt đuôi cá chép vào một trong “bát trân” (8 món ăn quý hiếm chỉ dành cho các bậc vương giả ngày xưa). Phụ nữ cần thông sữa, tăng tiết sữa sau sinh còn được khuyên hầm cá chép với chân giò ăn vài lần để gọi sữa về dào dạt.

Y học hiện đại cũng cho thấy bà bầu ăn cá chép sẽ bổ sung nhiều dưỡng chất quý báu cho thai kỳ. Điển hình là protein cùng các axit amin thiết yếu mà cơ thể hấp thụ được dễ dàng.

Tuy bổ dưỡng là thế, nhưng cá chép thường là loại nuôi ở ao, hồ. Nên dễ nhiễm giun sán, ký sinh trùng gây hại. Do vậy mà mẹ nên sơ chế kỹ và chỉ ăn khoảng 1 – 2 lần/tuần để đảm bảo sức khỏe. Nhiều mẹ cũng bày tỏ thắc mắc không biết bà bầu ăn cháo cá chép vào tháng thứ mấy? Theo chia sẻ của nhiều người là nên ăn cá chép vào 3 tháng giữa và cuối thai kỳ! Vì giai đoạn đầu mang thai bà bầu hay bị ốm nghén. Nên sẽ không dễ ăn các món có vị tanh như cháo cá.

Mong rằng những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn hiểu thêm về cách nấu cá chép cho bà bầu. Cũng như những lưu ý quan trọng trong cách chế biến nhằm đảm bảo an toàn thai kỳ.

Xem thêm những lưu ý cho mẹ bầu tại: Dinh dưỡng cho mẹ bầu 

Nguồn: hellobacsi.com

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *